1. Richard Branson muốn chấm dứt chiến tranh thuốc phiện.
Với Branson, chiến tranh thuốc phiện là một “thất bại thảm hại làm lãng phí tài nguyên, là nguyên nhân của một loạt các loại hình tội phạm, chứ chẳng hề giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc hay giải quyết tệ nạn nghiện thuốc phiện trên toàn thế giới”.
Ông giải thích thêm, “Đã có hơn 1 tỷ USD đầu tư vào cuộc chiến và hàng chục nghìn mạng sống bị cướp đi do việc thực thi pháp luật. Nhưng thị trường thuốc quốc tế vẫn là ngành công nghiệp đáng giá nhiều tỷ USD, được kiểm soát chặt chẽ bởi các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Nhu cầu đối với tất cả các loại thuốc ngày càng tăng, được đáp ứng bởi những nguồn cung ứng cực kỳ hiệu quả, luôn biết cách “thích nghi” với mọi chiến thuật bí mật trong cuộc chiến tranh”.
Branson, với tư cách là thành viên Ủy ban Toàn cầu về luật ma túy, đã nêu lên quan điểm rằng: “Nếu ta đối phó với nạn nghiện thuốc như một vấn đề sức khỏe, y tế thì hiệu quả sẽ tích cực hơn nhiều so với việc xác định đây là vấn đề tội phạm. Thêm vào đó, luật ma túy hiện hành có rất nhiều điểm cần sửa chữa”.
“Chỉ một vài điều chỉnh nho nhỏ trong bộ luật cũng có thể làm nên những thay đổi lớn cho cuộc đời những con người ngày ngày vùi mặt trong quán bar, để họ bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới. Thứ mà tôi muốn nói đến chính là thay đổi trong khâu tuyên án”, Branson nói.
2. Neil Blumenthal muốn chấm dứt tình trạng bất bình đẳng giới
Nếu có thể giải quyết một vấn nạn tồn tại trên thế giới này, thì Giám đốc điều hành thương hiệu kính mắt Warby Parker sẽ tập trung vào việc chấm dứt tình trạng bất bình đẳng giới.
“Nâng cao vị thế cho phụ nữ là chìa khóa của phát triển bền vững, cũng như giải pháp cho nhiều vấn đề mà ngày nay chúng ta đang phải đối mặt, từ xóa đói giảm nghèo đến cải cách giáo dục”, Neil chia sẻ.
Thậm chí ở những nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản, đồng lương của phụ nữ vẫn rẻ mạt hơn, đồng thời họ ít được tuyển dụng vào những vị trí cao. Theo Blumenthal, phụ nữ chỉ chiếm khoảng 10% thu nhập của cả thế giới.
Ông giải thích: “Việc nâng cao vị thế cho người phụ nữ thể hiện ở chỗ tất cả mọi người ở mọi độ tuổi, không phân biệt giới tính, phải được trao những cơ hội bình đẳng. Chúng ta giải phóng toàn bộ tiềm năng của con người càng nhanh thì những vấn đề lớn khác của nhân loại sẽ càng sớm được giải quyết”.
3. Laszlo Bock muốn giải quyết tình trạng thất nghiệp
Giám đốc nhân lực tại Google cho biết, quá trình tìm kiếm, sắp xếp nhân sự yếu kém, còn nhiều thiếu sót là một trong những lý do khiến quá nhiều người thất nghiệp, trong khi rất nhiều vị trí bị bỏ trống, không có người làm.
Cả nhà tuyển dụng và những người đi tìm việc đều không thực sự hiểu điều đối phương muốn và cần ở mình. Hầu hết mọi người cho rằng, các nhà tuyển dụng “rất tài” trong việc đánh giá các ứng viên. “Nhưng sự thực là chúng tôi không giỏi như vậy”, Bock nói, “Tình trạng thất nghiệp có thể được cải thiện nếu như chúng ta biết đặt người vào đúng vị trí phù hợp”.
4. Denise Morrison muốn đa dạng hóa hàng ngũ lãnh đạo trong các công ty C-suite của Fortune 500
Morrison, chủ tịch kiêm CEO công ty Campbell Soup chia sẻ: “Tôi là nữ giới và hiện đang đảm nhiệm vị trí CEO. Đây là một hiện tượng khá hiếm. Nếu như tôi có đũa thần thì điều đầu tiên tôi làm sẽ là đa dạng hóa đội ngũ giám đốc”.
Morrison cho biết, mặc dù cũng có những phụ nữ giống cô, đang ngày ngày nỗ lực để đập vỡ các cản vô hình khiến ít phụ nữ lọt vào hàng ngũ lãnh đạo cấp cao, nhưng khoảng cách về giới vẫn tồn tại trong kinh doanh.
Hiện nay phụ nữ chiếm trên 50% dân số Mỹ, nhưng chỉ góp phần nhỏ nhoi là 5% trong tổng số các CEO của Fortune 500 (Danh sách 500 tập đoàn có doanh thu lớn nhất thế giới.)
Bên cạnh phụ nữ, người dân tộc thiểu số cũng hiếm khi lọt được vào hàng ngũ C-suite của Fortune 500. Cô chia sẻ, giải pháp để đa dạng hóa “đội quân chỉ huy” là hỗ trợ, cố vấn và tài trợ, tạo điều kiện để cả nam và nữ giới trở thành doanh nhân, những nhà lãnh đạo. “Hãy ấp ủ những sáng kiến về sự đa đạng và bắt đầu thay đổi trong công ty, cộng đồng kinh doanh và tiến tới là trong toàn xã hội”.
5. Jeff Denneen muốn bỏ những cuộc họp văn phòng hàng tuần
Denneen cho rằng, các cuộc họp rất tốn thời gian. Ông chia sẻ về một công ty công nghệ hàng đầu sau khi phát hiện năng suất và lợi nhuận sụt giảm đã tiến hành khảo sát trên 30.000 nhân viên trên toàn thế giới để tìm ra giải pháp. Kết quả thu được là chỉ 54% tổng thời gian họp hành mỗi năm được nhân viên cho là hiệu quả.
Quá nhiều người tham gia các cuộc họp mà không thực sự biết mục đích là gì, chỉ đơn giản bởi vì nó nằm trong lịch công tác tuần. Vì vậy để tránh lãng phí thời gian và phát huy tối đa hiệu quả của các buổi họp, chúng ta cần quản lý các buổi họp như cách chúng ta quản lý các khoản đầu tư.
6. Peter Guber muốn xóa bỏ nấc thang nghề nghiệp
Guber, CEO của công ty giải trí Mandalay Entertainment tin rằng, việc mong đợi người lao động đi theo cách truyền thống, từ những bước đầu trên nấc thang nghề nghiệp rồi leo dần lên, hiện nay không còn hiệu quả đối với cả nhân viên và doanh nghiệp. Peter chia sẻ rằng: “Nấc thang nghề nghiệp không giúp tạo nên sự đa dạng về cơ hội việc làm cho nhân viên, do đó lợi ích của tập đoàn cũng bị hạn chế”.
Thay vào đó Guber đề xuất coi sự nghiệp như một chiếc kim tự tháp ngược. Khi ở dưới đáy, mọi người sẽ vẫn nỗ lực để leo lên top, đồng thời ý thức được rằng ,càng phấn đấu thì sẽ càng có nhiều cơ hội đang chờ họ ở phía trước. Peter nhấn mạnh: “Cả nhân viên và công ty đều được hưởng lợi từ lợi thế cạnh tranh và những cơ hội ngày càng rộng mở”.
7. Elliot Weissbluth muốn khuyến khích xây dựng những mối quan hệ kinh doanh vững chắc hơn
Nếu được chọn để giải quyết một vấn nạn của thế giới hiện đại, Elliot sẽ bắt đầu từ việc phát triển những mối quan hệ kinh doanh ý nghĩa và vững chắc hơn. Ông chia sẻ: “Bởi vì quá bận rộn nên ta thường quên đi tầm quan trọng của những mối quan hệ kinh doanh chân thành, có chiều sâu”.
Weissbluth tin tưởng rằng, việc kinh doanh thành công khởi đầu từ các mối quan hệ cá nhân và kết thúc cũng vậy. “Những nhà lãnh đạo thành công thường dành thời gian để xây dựng các mối quan hệ, sự đồng cảm và tin tưởng giữa các thành viên”, Weissbluth nhận xét. Mặc dù công nghệ có thể giải quyết được nhiều khâu trong kinh doanh nhưng nó không thể hoàn toàn thay thế sự tương tác giữa người với người, cho nên việc thiết lập những mối quan hệ, kết nối nhau lại là cách tốt để tiến xa hơn.
Ông tiếp tục liên hệ bằng một ví dụ rất gần gũi với mỗi chúng ta: “Trong trường hợp mạng Internet có vấn đế, hay báo cáo số dư tài khoản bị nhầm lẫn, chẳng phải bạn sẽ gọi 1800 sau đó nhấn phím 0 và chờ, chờ, chờ để được nói chuyện trực tiếp với nhân viên tư vấn của tổng đài hay sao?”. Ông nói thêm: “Việc tìm kiếm những tương tác giữa người với người là bản năng của mỗi chúng ta rồi”.
8. Maynard Webb muốn thay đổi suy nghĩ về nghề nghiệp
Bối cảnh công việc đã và đang thay đổi, cho nên việc cố gắng thăng tiến lên vị trí cao trên nấc thang nghề nghiệp, và bám trụ suốt đời ở một công ty không còn là xu thế chung nữa. Webb cho rằng, cả công ty và nhân viên đều cần thay đổi cách nhìn của mình. Chủ tịch Yahoo! giải thích: “Chúng ta đang sống trong thời đại mới, ở đó người duy nhất chịu trách nhiệm cho sự nghiệp của bạn chính là bạn mà thôi”.
Webb khuyên: “Thay vì chỉ tâp trung thăng tiến tại một công ty, các bạn nên tìm cách để tăng thu nhập, xây dựng những mối quan hệ cho riêng mình, duy trì thái độ tích cực trong mọi hoàn cảnh, và biết đón nhận thành công nhưng cũng phải biết cách chấp nhận thất bại”.
Các nhà tuyển dụng cũng nên tạo sự linh hoạt nhất định trong công việc. “Nhân viên ngày nay có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết, cho nên hãy coi đó là vinh hạnh, vì được làm việc cùng họ và cần nỗ lực để giữ họ ở cạnh lâu dài”.
9. Peter Arvai muốn làm cho các nhà lãnh đạo cởi mở và sẵn sàng mạo hiểm hơn
Arvai, CEO kiêm đồng sáng lập phần mềm Prezi, tin rằng trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng mà thế giới hiện đại đang đối mặt, thì việc các nhà lãnh đạo cần làm là hướng đội ngũ nhân viên của mình tới sự sáng tạo và đổi mới, bằng việc chấp nhận mạo hiểm. Arvai giải thích: “Khi mọi người có cảm giác lo lắng, sợ bị người khác đánh giá, phán xét ý tưởng của mình thì họ sẽ không sẵn sàng chia sẻ”, ông nói. “Chúng ta có thể tạo nên một không gian đủ an toàn cho những ý tưởng được tự do lên tiếng bằng việc cởi mở tuyệt đối với nhân viên”.
Để làm được điều này, các nhà lãnh đạo không nên ngần ngại chia sẻ những thất bại của mình. Tại Prezi, Arvai khuyến khích việc trao đổi về những thất bại, nhân viên được phép mạo hiểm. Cũng nhờ thế mà nhiều ý tưởng hay đã ra đời.
10. Jon Whitmore muốn tạo cơ hội học tập tử tế cho mọi trẻ em
Một nền giáo dục tốt có thể làm nên tương lai cho trẻ em. Whitmore, CEO tại ACT cho biết: “Thành tích học tập của học sinh tới năm lớp 8 có ảnh hưởng lớn đến việc học đại học, cao đẳng cũng như sự nghiệp trong tương lai”.
Vì vậy, nếu được thay đổi mọi thứ thì Whitmore muốn đảm bảo rằng, tất cả trẻ em đều được hưởng nền giáo dục chất lượng ngay từ đầu. Ông so sánh trẻ em với cái cây, một khi cây đã bám rễ sâu vào trong đất thì khó có thể thay đổi được gì. “Để giúp các em có cơ hội cống hiến trong tương lai, chúng ta phải bắt đầu sớm hơn nữa: Gieo hạt ở những nơi đất màu mỡ, bảo vệ che chở mầm non khỏi gió bão, cung cấp cho nó đủ ánh nắng mặt trời và nước sạch, thi thoảng thêm một chút gió sẽ làm làm cây cứng cáp, khỏe khoắn hơn”, Jon nói.