Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các công ty ráo riết bù đắp lạm phát cho nhân viên

1/5 số công ty hiện nay đang cho nhân viên thêm những phúc lợi bổ sung, như phiếu mua sắm, chỗ đậu xe miễn phí... thay cho việc tăng thêm lương.

Lạm phát tăng gây áp lực lên nhiều hộ gia đình.Ảnh: The Independent

Theo khảo sát của Financial Times thực hiện với hơn 1.000 giám đốc điều hành, chỉ 1/10 cho biết họ đã tăng lương hơn 5% cho nhân viên trong năm nay. Con số này được cho là gần như không tăng lương. Một phần ba đã đề nghị tăng lương 3-5% dưới mức tăng của lạm phát.

Trong tháng 9, lạm phát đã tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, gây áp lực lên nhiều hộ gia đình khi mức tăng lương vẫn ở mức tương đối thấp. Các doanh nghiệp cũng đang chịu áp lực từ lực lượng lao động khi phải tìm cách tăng lương cho phù hợp với chi phí nhân viên phải đối mặt với mùa đông sắp tới như giá nhu yếu phẩm, năng lượng tăng vọt.

Chính vì vậy mà hiện nay, các công ty, thay vì phải chạy đua tăng lương với lạm phát, họ đã chọn cung cấp tiền thưởng một lần hoặc hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho nhân viên trong vài tháng.

Đơn cử như PwC cho biết những người kiếm được dưới 50.000 bảng Anh một năm sẽ nhận được khoản hỗ trợ đặc biệt từ 1.000 đến 1.500 bảng Anh trong 5 tháng tới để giúp trang trải chi phí sinh hoạt. Khoản hỗ trợ sẽ được chuyển cho khoảng một nửa nhân viên của công ty và bất kỳ ai có mức lương dưới 40.000 bảng Anh sẽ nhận được toàn bộ số tiền trợ cấp.

“Với môi trường kinh tế đặc biệt như hiện tại, phúc lợi là điều nên làm và chúng tôi biết nhiều khách hàng của mình cũng đang làm như vậy", Kevin Ellis, Chủ tịch PwC tại Anh cho biết.

lam phat,  ho tro,  phuc loi,  doanh nghiep,  tang luong,  chien luoc,  nhan vien anh 1

Các công ty đang cho nhân viên thêm những phúc lợi bổ sung, như phiếu mua sắm, chỗ đậu xe miễn phí... Ảnh: Bloomberg

Deloitte cũng thông báo với nhân viên rằng họ có thể chọn nhận thêm tiền mặt thay cho khoản thưởng hàng năm của công ty vào lương hưu của họ.

Các công ty khác như Amazon, Aviva, Grainger, John Lewis, Barratt & Taylor Wimpey, và các ngân hàng như Nationwide và Co-operative chọn cung cấp các khoản hỗ trợ một lần từ 300 đến 1,000 EUR. Virgin Media O2 sẽ tặng 1.400 bảng cho nhân viên có thu nhập dưới 35.000 bảng.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát của CMI lại cho thấy đây vẫn chưa phải là cách triệt để, khi chỉ có 1/10 trong số công ty được khảo sát muốn đưa ra khoản tiền hỗ trợ một lần này.

1/5 số công ty lại muốn hỗ trợ bằng cách cho thêm các đặc quyền như phiếu mua hàng và trợ cấp du lịch.

Ví dụ như John Lewis đang cung cấp thực phẩm miễn phí cho tất cả công nhân cho đến ngày 6/1/2023. Aviva đã bãi bỏ phí đậu xe cho nhân viên của mình.

“Áp lực về thu nhập đã ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình. Các công ty cũng đang cảm thấy áp lực. Chúng tôi thấy nhiều nhà tuyển dụng đang đưa ra các cách sáng tạo để giảm thiểu tác động của tình hình hiện tại đối với nhân viên của họ ngoài việc phải tăng mức lương cơ bản, Anthony Painter, giám đốc chính sách tại CMI chia sẻ.

Các tổ chức lớn sẽ cung cấp khoản thưởng cơ bản nhiều hơn các công ty nhỏ. Ngoài ra, thưởng và các phúc lợi bổ sung cũng sẽ xảy ra nhiều ở khu vực tư nhân hơn so với khu vực công, CMI cũng cho hay.

Lạm phát lương thực tại Nhật Bản lập kỷ lục trong 31 năm qua

Giá lương thực ở Nhật Bản đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7/1991 khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn khi chi tiêu.

Đồ hiệu và nghệ thuật thành nơi trú ẩn lạm phát

Lạm phát và triển vọng kinh tế xấu đi không làm hạ nhiệt nhu cầu đối với những hàng hóa xa xỉ. Nhiều người thậm chí còn coi đây là hàng rào chống lại rủi ro lạm phát.

Tín hiệu đáng ngại của kinh tế Mỹ

Nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong năm nay. Nhưng cuộc chiến chống lạm phát của Fed có khả năng khiến tình hình tệ hơn nữa.

Bảo Trung

Bạn có thể quan tâm