Một con cá rô sông Nile cỡ lớn tại chợ cá ở Entebbe, Uganda hồi năm 2008. Do đánh bắt quá đà, số lượng loài này ở hồ Victoria, hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi, đã suy giảm nhanh chóng. Ảnh: AFP. |
Kích thước của các con cá bắt được cũng giảm đi rất nhiều so với trước. Một phần lý do của sự sụt giảm này đến từ Trung Quốc, nơi nhu cầu dành cho bong bóng cá là rất cao. Ảnh: AFP. |
Bên cạnh việc được sử dụng để chế biến món súp hoặc hầm, bong bóng cá được coi là một nguồn cung cấp nhiều collagen ở Trung Quốc. Điều này khiến cho giá của cá rô sông Nile tại hồ Victoria tăng đột biến, từ 2 USD/cân năm 2000 lên gấp đôi vào năm 2005. Ảnh: Project Manhattan. |
Cá rô sông Nile được thả vào hồ Victoria từ những năm 1950 và đã trở thành một phần quan trọng của ngành đánh bắt cá địa phương của các quốc gia nằm ở lưu vực hồ, đặc biệt là Uganda, Kenya và Tanzania. Ảnh: AFP. |
Nhu cầu từ Trung Quốc dẫn tới một sự bùng nổ hoạt động đánh bắt cá rô sông Nile tại hồ Victoria, các thương lái Trung Quốc thậm chí còn cho vay vốn để người dân địa phương đóng thuyền, mua dụng cụ khai thác bong bóng cá cho họ. Ảnh: Geoffrey Kamadi/Guardian. |
Nông dân Gladys Okumu cầm trên tay bong bóng cá được lấy từ một con cá rô sông Nile, giá thị trường của bong bóng cá dao động từ 450 - 1.000 USD/kg. Ảnh: Geoffrey Kamadi/Guardian. |
Cô ida Odhiambo, người bán cá, đang mổ một con cá rô sông Nile để lấy bong bóng ra. Ước tính mỗi năm Kenya xuất khẩu khoảng 290 m3 bong bóng cá. Ảnh: Geoffrey Kamadi/ Guardian. |
Theo Guardian, người thu mua bong bóng cá sẽ mua trực tiếp từ các chủ sạp bán cá ở chợ, thường là phụ nữ. Việc chưa có quy định nào cho việc mua bán này khiến cho loài cá rô sông Nile ở hồ Victoria đang bị đe dọa. Ảnh: Geoffrey Kamadi/ Guardian. |
Trong khi đó tại Hong Kong, điểm buôn bán và trung chuyển của các sản phẩm từ động vật hoang dã, các loại bong bóng cá (sấy khô) được bày bán tự do tại các cửa hàng. Ảnh: AFP. |