Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cá Leo khổng lồ ở cửa sông giáp biên giới

Loài cá chuyên ăn thịt này có thể dài tới hơn 2 mét, rất phàm ăn, thường ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông, đẻ trứng vào đầu hè trước gió mùa.

Ngày 13/6, một "vựa cá đặc sản nước ngọt" tại đường Nguyễn Khuyến, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã mua được 4 con cá Leo quý hiếm từ nhóm ngư dân chuyên đánh lưới ở cửa sông thường có nhiều “cá khủng”, nơi nhánh Ea H’Leo đổ vào sông Sêrêpôk trên địa bàn huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk, giáp biên giới Campuchia.

Chủ vựa cho biết, nhiều khách sành ăn ưa chuộng đặc biệt cá Leo dặn trước, nên nhập về bao nhiêu cũng tiêu thụ hết, miễn là có hàng. Bốn con cá nặng hơn một tạ rưỡi, giá bán ra tại đây 450.000đ/ ký, dùng làm lẩu hoặc nấu cháo “tăng cường sinh lực”.

Cá Leo được đưa về từ huyện Ea Sup.
Cá Leo được đưa về từ huyện Ea Sup.

Tiến sĩ Phan Đinh Phúc, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thủy sản Miền Trung cho biết: Các chuyên viên nghiên cứu của Trung tâm chưa thấy cá Leo lớn thế này bao giờ. Hiện các dự án nhân giống loài cá quý trên sông Sêrêpôk vẫn “dẫm chân tại chỗ” vì kinh phí hoạt động quá hạn hẹp.

Cá Leo (Wallago attu) là một loài cá da trơn trong họ Cánheo (Siluridae), sống trong tầng đáy các sông và hồ nước ngọt lớn ở miền nam châu Á, có giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt thơm ngon.

Phần đầu con cá Leo nặng hơn 40 ký.
Phần đầu con cá Leo nặng hơn 40 ký.

Loài cá chuyên ăn thịt này có thể dài tới hơn 2 mét, rất phàm ăn, thường ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông, đẻ trứng vào đầu hè trước gió mùa.

Ở nước ta, cá Leo tự nhiên còn rất ít trong lưu vực sông Mê Kông, đã xếp vào loài cá quý hiếm, cần được bảo tồn. Loài cá quý này đã được nhân giống thành công tại Trung tâm giống thủy sản An Giang, tạo thêm cho dân nghề mới: Nuôi cá Leo thương phẩm trong ao và trong lồng, bè.

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/ca-leo-khong-lo-o-cua-song-giap-bien-gioi-717437.tpo

Theo Hoàng Thiên Nga/ báo Tiền phong

Bạn có thể quan tâm