Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Cá đuối gai độc khổng lồ được thả về sông Mekong sau khi mắc câu

Một con cá đuối gai độc khổng lồ được thả về thiên nhiên tại Campuchia. Sự kiện này nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái trong lòng sông Mekong.

co nguy co tuyet chung,  Lao anh 1

Ngư dân Campuchia đã rất sốc khi vô tình câu được con cá đuối nước ngọt khổng lồ có nguy cơ tuyệt chủng, dài 4 m và nặng 180 kg. Ảnh: Young Eco Ambassador.

Chea Seila thả con cá đuối khổng lồ nặng 181 kg trên sông Mekong vào tháng 5. Trước đó, nhà bảo tồn này chỉ biết tới loài cá có hình dạng như chiếc bánh kếp này qua những bộ phận được cắt khúc và bày bán ở chợ địa phương tại Campuchia.

"Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một con cá đuối như vậy. Tôi chỉ nhìn thấy những mẩu nhỏ cá đuối ở chợ cùng với những con cá lớn khác. Nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy một con sống", Seila nói với Bangkok Post.

co nguy co tuyet chung,  Lao anh 2

Ngư dân địa phương đứng nhìn một con cá đuối nước ngọt khổng lồ nặng 181 kg, dài 3,9 m vừa được giải cứu mắc lưới ngư sông Mekong ở tỉnh Stung Treng của Campuchia vào ngày 5/5. Ảnh: Reuters.

Con cá đuối khổng lồ vô tình rơi vào tay các ngư dân ở tỉnh Stung Treng, đông bắc Campuchia, sau khi nó nuốt chửng một con cá nhỏ hơn bị mắc lưỡi câu.

Tin tức về việc thả loài vật có nguy cơ tuyệt chủng này đã thu hút sự quan tâm không chỉ ở Campuchia mà trên toàn thế giới.

Nơi cư trú của nhiều loài cá lớn

Con cá dài 3,9 m được đánh bắt ở vùng biển gần làng Koh Preah, hòn đảo nhỏ ở sông Mekong có vực sâu gần 28 m gần đó.

Sự kiện này gây chú ý bởi nguồn cá tự nhiên dồi dào khiến sông Mekong trở nên vô giá đối với Đông Nam Á và thế giới. Đây cũng là lời nhắc nhở về viễn cảnh những vẻ đẹp này có thể mất đi do mối đe dọa phát triển đập, đánh bắt quá mức, mất môi trường sống, ô nhiễm, suy thoái, và biến đổi khí hậu.

Khi dân làng và các nhà nghiên cứu thả con cá đuối, lãnh đạo địa phương nói với những đứa trẻ đang nhìn theo rằng "đây là con cá đuối khổng lồ, cần được bảo vệ để con cái các cháu có thể nhìn thấy nó ở sông Mekong", Seila kể lại.

Cá đuối gai độc, thuộc một trong những loài lớn nhất và quý hiếm nhất Đông Nam Á, sống ở vùng nước đen của vực sâu cách mặt nước tới 80 m.

Chúng sống trong thế giới cận thủy sinh phát triển mạnh mà con người không thể nhìn thấy.

Đây là vùng sinh sôi nảy nở của các loài sinh vật lớn nhỏ và là nơi diễn ra một trong những cuộc di cư của động vật lớn nhất thế giới hàng năm. Nó trở thành hiện tượng đan xen với các dòng chảy theo mùa của hệ thống sông Mekong.

Ở độ sâu 10 m, "không gian hoàn toàn tối, yên tĩnh và đó là một thế giới hoàn toàn khác với thế giới mà chúng ta đang sống", Zeb Hogan, Giám đốc dự án Wonders of the Mekong và là nhà sinh vật học nghiên cứu tại Đại học Reno, Nevada, Mỹ cho biết.

"Khu vực này là nơi cuối cùng trên thế giới tìm thấy tất cả loài động vật lớn sống dưới nước có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy. Đây là một khu vực cực kỳ quan trọng và đặc biệt", giáo sư Hogan nói.

Những vùng nước này, thuộc phần sâu nhất của sông Mekong, là nơi sinh sống cuối cùng của loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, nhiều loài trong số chúng có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài cá đuối, cá ngạnh, rùa mai, cá da trơn, cá heo Irrawaddy cực kỳ nguy cấp và quần thể cuối cùng của chúng cũng được tìm thấy ở đây. Con sông là nơi sinh sống của khoảng 1.000 loài.

Đảm bảo an toàn cho các loài cá di cư

Vài tuần trước khi thả con cá đuối, nhóm của giáo sư Hogan đã tham gia một chuyến thám hiểm sử dụng tàu lặn không người lái để nghiên cứu các vực sâu chưa được khám phá của sông Mekong, ở khu vực giữa các tỉnh Kratie và Stung Treng về phía biên giới Campuchia với Lào.

National Geographic mô tả "một trong những cuộc di cư của động vật đáng kinh ngạc nhất trên hành tinh" bắt đầu vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Thời điểm này mưa kết thúc và nước lũ của hồ Tonle Sap mang nước và cá đến Campuchia và Việt Nam.

co nguy co tuyet chung,  Lao anh 3

Cá từ Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất ở Đông Nam Á, là nguồn cung cấp protein chính cho người dân địa phương. Ảnh: Guardian.

Những loài to lớn như cá trê khổng lồ và cá ngạnh khổng lồ dẫn đầu cuộc di cư. Các chuyên gia cho rằng chúng mất từ ​​4 đến 6 tháng để di cư. Số lượng cá khổng lồ di chuyển 1.000 km hoặc lâu hơn từ sông Tonle Sap gần Phnom Penh, ngược dòng Mekong và đến các vực sâu ở biên giới Campuchia - Lào.

Hiện tượng sinh sản diễn ra ở những hồ này bắt đầu từ tháng 5 hoặc vào đầu mùa mưa với sản lượng ít nhất 200 tỷ con cá nhỏ.

Vòng tuần hoàn tự nhiên này rất quan trọng đối với hệ thống sông Mekong. Hệ thống sông Mekong nuôi sống hơn 300 triệu người và cung cấp sinh kế cho hàng triệu người. Các ngư dân địa phương từ lâu đã biết nhịp điệu của con sông, thậm chí cả mô hình di cư và sinh sản của các loài cá trong lòng sông.

Người dân trực tiếp tham gia bảo vệ cá

Bên cạnh nơi nhóm Wonders of the Mekong đặt trụ sở cho chuyến thám hiểm năm 2022 là khu bảo tồn cá mà cộng đồng địa phương thiết lập gần điểm sâu nhất của sông ở Stung Treng.

Trong nhiều năm nay, việc đánh bắt bằng các thiết bị thương mại hoặc lớn hơn đã bị đóng lại kể từ khi bắt đầu mùa sinh sản vào tháng 5.

Chính người dân địa phương, những người tham gia nghiên cứu, đã gọi điện cho Chea Seila sau khi phát hiện con cá đuối khổng lồ đã bị bắt.

"Niềm tin với chúng tôi và cả với ngư dân. Rất quan trọng", Seila nói.

Các phiên thảo luận về quản lý các loài cá đã xây dựng các mối quan hệ nhằm tạo ra nỗ lực nghiên cứu và bảo vệ chung.

“Người đánh cá (người bắt được con cá đuối khổng lồ) tự hào về bản thân và anh ấy đã hỗ trợ việc thả nó trở lại sông như thế nào, bởi vì chúng tôi tham gia nghiên cứu với họ”, Chea Seila nói.

Vào năm 2021, Chea Seila nhớ lại, cô nhận được cuộc gọi từ một ngư dân đã bắt được 5 con cá khổng lồ mà anh ta muốn thả trở lại sông. Điều này khác với trước đây, khi người dân địa phương có xu hướng giữ cho mình những con cá lớn và thường thịt chúng để bán ở chợ.

Nhưng cần nhiều hơn thế nữa để chăm sóc nghề cá sông Mekong, vì con sông dài gần 5.000 km chảy qua sáu quốc gia.

co nguy co tuyet chung,  Lao anh 4

Sông Siem Reap dẫn vào hồ Tonle Sap, được nhìn thấy vào năm 2015. Ảnh: Guardian.

Thách thức đối với sông Mekong

Hai thách thức thường được thảo luận liên quan đến sông Mekong, xung quanh việc xây dựng đập ở các khu vực khác nhau của sông và áp lực đánh bắt cá, bao gồm giảm sản lượng cá đánh bắt và đánh bắt quá mức.

Những thay đổi trong dòng chảy thủy văn gây ảnh hưởng xấu đến nghề cá sông Mekong. Bởi chúng có tính di cư cao và vòng đời của chúng phụ thuộc vào nhịp điệu tự nhiên của sông. Chúng dễ bị tổn thương do môi trường sống bị chia cắt, bao gồm cả môi trường sống do các dự án thủy điện gây ra.

Giáo sư Hogan giải thích cá da trơn Mekong từng di cư qua thác Khone xa hơn về phía bắc của Lào, "nhưng việc di cư hiện gặp vấn đề do có một con đập ở thác". Đập Don Sahong nằm trên kênh Hou Sahong của dòng chính Mekong ở thác Khone của Lào, nơi có một số con đường di cư của cá gần biên giới Lào - Campuchia.

Vi Vu An, nhà sinh thái cá nước ngọt thuộc Nhóm Nghiên cứu Thủy sản Nội địa cho biết: “Một số loài như cá trê hay cá chình di cư khoảng 1.000 km để đến bãi đẻ, vì vậy thủy điện có thể chặn đường di cư của chúng. Nếu điều gì đó xảy ra với chế độ thủy văn, chúng có thể không biết khi nào và nơi nào chúng cần di cư".

Các loài khổng lồ không dễ dàng hồi phục lại về số lượng.

“Chúng sống rất lâu, có thể lên đến một thập kỷ hoặc thế kỷ, và chúng đẻ rất ít trứng. Cá đuối gai độc, tôi nghĩ, sinh một con mỗi mùa", ông Vi Vu An nói.

Các báo cáo về sản lượng khai thác cá sụt giảm ở khu vực sông Mekong phổ biến. Trong các cuộc phỏng vấn với ngư dân Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu từ 2016, hơn 90% cho biết sản lượng khai thác của các loài cá đang giảm.

Điều này là do "đánh bắt bất hợp pháp hoặc áp lực đánh bắt", Vi Vu An giải thích.

Giáo sư Hogan cho hay những người đánh bắt ở sông Mekong đánh bắt được 2-3 kg mỗi ngày, giảm so với 10 kg một ngày trong những năm 1990.

Cá rồng hiếm hình ngư lôi xuất hiện ngoài khơi bờ biển California Các nhà nghiên cứu đã bắt gặp cá rồng vây cao có hình quả ngư lôi - loài hiếm nhất trong nhóm cá sống ở biển sâu khu vực vịnh Monterey, California (Mỹ).

Dự án kết nối cộng đồng doanh nghiệp Mekong Smart City

Thông qua dự án Mekong Smart City, NovaGroup mong muốn kết nối cộng đồng doanh nghiệp để hợp lực cùng phát triển, tạo cú hích cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Mekong Smart City mở ra cơ hội mới cho vùng biên giới

Với quy hoạch bài bản cùng nhiều tiện ích hiện đại, Mekong Smart City được kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên giới đầu nguồn sông Mekong.

Thanh Lam

Bạn có thể quan tâm