Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

C-130, 'ngựa thồ' không tuổi của Không quân Mỹ

Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1954, đến nay 64 năm đã trôi qua, C-130 vẫn là xương sống của lực lượng không vận Mỹ và 60 quốc gia khác trên thế giới.

Hoi nghi thuong dinh My-Trieu anh 1
C-130 Hercules là loại máy bay vận tải quân sự đa dụng tầm trung do tập đoàn Lockheed, nay là Lockheed Martin, một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất thế giới chế tạo. C-130 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 23/8/1954, được đưa vào phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1956. Ảnh: Không lực Mỹ.
Hoi nghi thuong dinh My-Trieu anh 2
Các kỹ sư đã phát triển khái niệm thiết kế máy bay đa dụng dựa trên bộ khung duy nhất. C-130 có thể cấu hình cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, gồm vận tải quân sự, triển khai lính dù, trinh sát, tuần tra hàng hải, tiếp nhiên liệu trên không, chiến đấu, tìm kiếm cứu nạn và chữa cháy trên không. Nó có thể dùng cho quân sự lẫn dân sự. Ảnh: Lockheed Martin.
Hoi nghi thuong dinh My-Trieu anh 3
C-130 dài 29,8 m, sải cánh 40,4 m, cao 11,6 m, trọng lượng rỗng 34 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 70 tấn, tải trọng hàng hóa 20 tấn. Khoang chở hàng của C-130 dài 16 m, rộng 3 m, cao 2,7 m. Ảnh: Lockheed Martin.
Hoi nghi thuong dinh My-Trieu anh 4
Khoang hàng hóa của C-130 có thể chở theo 92 hành khách ở cấu hình dân sự, 64 lính dù, hoặc 74 bệnh nhân, 3 xe bọc thép Humvee, 2 xe bọc thép chở quân M113, 1 pháo tự hành CAESAR, 6 pallet hàng hóa. Ảnh: Lockheed Martin.
Hoi nghi thuong dinh My-Trieu anh 5
C-130 rất hiệu quả trong việc triển khai lính dù ở độ cao thấp. Nó hoạt động tốt hơn C-17 ở lĩnh vực này. C-130 tham gia triển khai lính dù ở cấp chiến thuật và chiến dịch trên toàn thế giới. Nó có mặt ở khắp các điểm nóng trên thế giới từ những năm 1950 cho đến nay. Ảnh: Không lực Mỹ.
Hoi nghi thuong dinh My-Trieu anh 6
C-130 được trang bị 4 động cơ cánh quạt Allison T56, công suất 4.590 mã lực/chiếc, tốc độ tối đa 592 km/h, tốc độ hành trình 540 km/h, phạm vi hoạt động 3.800 km với nhiên liệu nội bộ. Động cơ của máy bay có thể hoạt động hiệu quả ở những đường băng không rải nhựa, đường băng giả chiến. Ảnh: U.S Air Force.
Hoi nghi thuong dinh My-Trieu anh 7
C-130 được phát triển với khoảng 40 biến thể khác nhau, trong đó ấn tượng nhất là AC-130 Gunship. Biến thể này được vũ trang pháo M102 105 mm, pháo L60 Bofors 40 mm và 2 pháo 20 mm. Cấu hình vũ khí có thể thay đổi tùy theo yêu cầu nhiệm vụ. Ảnh: U.S Air Force.
Hoi nghi thuong dinh My-Trieu anh 8
Dàn vũ khí cực mạnh trên AC-130 khiến nó được ví von là hung thần trên không đối với phiến quân, các nhóm khủng bố. Nó thường tấn công theo kiểu bay vòng tròn quanh mục tiêu, tạo ra mật độ hỏa lực dày đặc và lâu hơn so với kiểu oanh tạc thông thường. Ảnh: Không lực Mỹ.
Hoi nghi thuong dinh My-Trieu anh 9
Hơn 60 năm đã trôi qua, những chiếc C-130 vẫn tiếp tục được sản xuất với phiên bản hiện đại nhất là C-130J Super Hercules. Nó bền bỉ và hiệu quả đến mức người ta vẫn chưa có ý định thay thế. Năm 2007, C-130 trở thành một trong 5 máy bay trên thế giới vượt mốc thời gian 50 năm sử dụng liên tục. Ảnh: Lockheed Martin.
Hoi nghi thuong dinh My-Trieu anh 10
C-130 được đánh giá là một trong những thiết kế thành công nhất của tập đoàn Lockheed Martin. Nó cũng là máy bay được sản xuất liên tục lâu đời nhất thế giới. Các khách hàng nước ngoài vẫn tiếp tục đặt hàng C-130J Super Hercules. Tính đến năm 2015, 2.500 chiếc C-130 đã được sản xuất và đang sử dụng trong quân đội 60 nước trên thế giới. Ảnh: Lockheed Martin.
Hoi nghi thuong dinh My-Trieu anh 11
C-130 hiện là "xương sống" trong lực lượng không vận chiến thuật của Không quân Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là phiên bản nâng cấp C-130J Super Hercules. Nó có thể thực hiện 17 nhiệm vụ khác nhau, con số quá ấn tượng đối với máy bay cánh cố định.  Ảnh: Lockheed Martin.
Hoi nghi thuong dinh My-Trieu anh 12
Bên cạnh nhiệm vụ chính là vận tải quân sự, C-130 cũng thường xuyên tham gia vận chuyển thiết bị phục vụ cho các chuyến công du trong và ngoài nước của tổng thống Mỹ. Nó thường vận chuyển các thiết bị an ninh có thể trưng dụng từ các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực mà tổng thống đến thăm, trong khi C-17 sẽ chở những thiết bị quan trọng từ Mỹ đến. Ảnh: Lockheed Martin.

C-17 cấp tập đáp xuống Nội Bài, chuẩn bị cho chuyến đi của TT Trump

Một chiếc máy bay vận tải C-17 nữa đã đáp xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội, liên tục đưa các trang thiết bị hậu cần phục vụ cho chuyến đi của Tổng thống Trump vào cuối tháng này.

C-17 và hành trình gian nan để trở thành 'ngựa thồ' chủ lực của Mỹ

Mỹ từng tuyên bố hủy hợp đồng vì C-17 không đáp ứng yêu cầu, nhưng sự nỗ lực phi thường của nhà thầu đã đưa nó từ "kẻ đóng thế" thành trung tâm sức mạnh không vận chiến lược.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm