Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

C-17 và hành trình gian nan để trở thành 'ngựa thồ' chủ lực của Mỹ

Mỹ từng tuyên bố hủy hợp đồng vì C-17 không đáp ứng yêu cầu, nhưng sự nỗ lực phi thường của nhà thầu đã đưa nó từ "kẻ đóng thế" thành trung tâm sức mạnh không vận chiến lược.

may bay van tai quan su c-17 cua my anh 1
C-17 Globemaster III là máy bay vận tải quân sự hạng nặng do tập đoàn McDonnell Douglas, nay thuộc Boeing, chế tạo và bàn giao cho Không quân Mỹ vào đầu những năm 1990. Nó được chế tạo để thay thế cho Lockheed C-141 Starlifter và đảm nhận vai trò cầu hàng không chiến lược cho Không quân Mỹ. Ảnh: US Air Force.
may bay van tai quan su c-17 cua my anh 2
C-17 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 19/9/1991. Quá trình phát triển gặp rất nhiều khó khăn khi máy bay không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật mà Không quân Mỹ đề ra. Không quân Mỹ yêu cầu cánh chính phải chịu được tải trọng vượt quá 150% so với thiết kế ban đầu, nhưng nó bắt đầu biến dạng ở mức 128%. Ảnh: U.S Air Force.
may bay van tai quan su c-17 cua my anh 3
Nhà sản xuất đã chi thêm 100 triệu USD để thiết kế lại cấu trúc cánh. Các thử nghiệm tiếp theo đạt mức quá tải 145%. Đầu năm 1993, C-17 được đặt tên là Globemaster III và bắt đầu bàn giao cho Không quân Mỹ để đánh giá. Tuy vậy, C-17 vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đề ra. Ảnh: Airliners.
may bay van tai quan su c-17 cua my anh 4
Cuối năm 1993, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tối hậu thư, gia hạn cho nhà thầu thêm 2 năm để khắc phục vấn đề kỹ thuật và chi phí, nếu không sẽ hủy hợp đồng sau khi hoàn thành bàn giao 40 chiếc. Tập đoàn McDonnell Douglas buộc phải chấp nhận khoản lỗ gần 1,5 tỷ USD trong giai đoạn phát triển. Ảnh: Airliners.
may bay van tai quan su c-17 cua my anh 5
Đến giữa năm 1994, C-17 vẫn vượt chi phí và không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật về trọng lượng, mức tiêu thụ nhiên liệu, tải trọng hàng hóa và phạm vi hoạt động. C-17 đã thất bại ở một số tiêu chí quan trọng trong các kiểm tra, đánh giá khả năng trên không. Phần mềm và thiết bị hạ cánh cũng gặp vấn đề. Ảnh: Airliners.
may bay van tai quan su c-17 cua my anh 6
Tháng 5/1994, Không quân Mỹ dọa giảm số lượng mua xuống còn 32 chiếc khiến nhà thầu lo sốt vó. Tuy nhiên, với nỗ lực của các kỹ sư cùng quyết tâm giữ bằng được hợp đồng với không quân, đến đầu năm 1995, hầu hết vấn đề của C-17 đã được giải quyết. Phi đội C-17 đầu tiên được Không quân Mỹ tuyên bố hoạt động đầy đủ vào tháng 1/1995. Ảnh: Airliners.
may bay van tai quan su c-17 cua my anh 7
Sau khi khắc phục được các vấn đề kỹ thuật, C-17 đã phá vỡ 22 kỷ lục không vận quá khổ. Nó cũng đạt giải thưởng Collier Trophy, một giải thưởng uy tín của Hiệp hội Hàng không Quốc gia Mỹ về độ tin cậy và hiệu suất cao trong hoạt động. Ảnh: US Air Force.
may bay van tai quan su c-17 cua my anh 8
C-17 bắt đầu được sử dụng trong các hoạt động không vận hỗ trợ cho chiến dịch can thiệp quân sự của NATO vào Kosovo năm 1999. Máy bay đã thực hiện hơn một nửa số nhiệm vụ không vận chiến lược trong suốt chiến dịch. NATO sau đó đánh giá rất cao hiệu suất hoạt động của C-17 và phi cơ nhanh chóng trở thành "ngựa thồ" chủ lực của Không quân Mỹ. Ảnh: US Air Force.
may bay van tai quan su c-17 cua my anh 9
C-17 lần đầu được sử dụng triển khai lính dù trên chiến trường thực tế vào năm 2003. Gần 1.000 binh sĩ Mỹ đã nhảy dù xuống khu vực do người Kurd kiểm soát ở miền bắc Iraq trong chiến dịch Tự do Iraq. Ảnh: US Air Force.
may bay van tai quan su c-17 cua my anh 10
Với khả năng chở theo 77 tấn hàng hóa, C-17 trở thành phương tiện lý tưởng để vận chuyển hàng hóa quân sự, thả nhu yếu phẩm cứu trợ thiên tai ở những khu vực bị cô lập. Điển hình là hoạt động hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp sau trận động đất kinh hoàng ở Haiti vào năm 2010. Ảnh: US Air Force.
may bay van tai quan su c-17 cua my anh 11
Theo Aviation Safety Network, ngày 9/12/2003, một chiếc C-17 của Không quân Mỹ đã bị tấn công bởi tên lửa đất đối không khi cất cánh từ Baghdad, Iraq. Vụ tấn công khiến một động cơ bị vô hiệu hóa, nhưng máy bay vẫn trở về hạ cánh an toàn. Ảnh: Airliners.
may bay van tai quan su c-17 cua my anh 12
Tai nạn chết người duy nhất của C-17 cho đến nay xảy ra vào ngày 28/7/2010 tại căn cứ không quân Elmendorf, Alaska, khi đang bay huấn luyện chuẩn bị cho triển lãm hàng không Bắc Cực. Máy bay lao xuống đất chỉ hơn một phút sau khi cất cánh khiến 4 người trên máy bay thiệt mạng. Cuộc điều tra sau đó kết luận lỗi của phi công là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Ảnh: Nation Time.
may bay van tai quan su c-17 cua my anh 13
Theo tập đoàn Boeing, 274 chiếc C-17 đang hoạt động trong lực lượng không quân của 9 nước trên thế giới. Trong đó, Không quân Mỹ đang vận hành khoảng 223 chiếc C-17 tại 12 căn cứ trong và ngoài nước. Ảnh: US Air Force.
'Ngựa thồ' C-17 lăn bánh trên đường băng sân bay Nội Bài "Ngựa thồ" C-17 của quân đội Mỹ lăn bánh trên đường băng của sân bay Nội Bài chở theo phương tiện, đồ dùng và một chiếc trực thăng phục vụ Tổng thống Mỹ trưa 20/2.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm