Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Buồng chống nóng khử trùng cho bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm an toàn

Buồng chống nóng khử trùng bằng đèn UVC được đưa vào vận hành thử nghiệm tại Bắc Giang, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo cho đội ngũ y tế tuyến đầu.

Thời tiết nắng nóng cùng tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp gây nhiều khó khăn cho lực lượng y tế trên tuyến đầu phòng dịch. Để tạo môi trường làm việc hiệu quả và an toàn cho nhân viên y tế, đồng thời đẩy nhanh tiến độ lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, mới đây nhóm dự án Phản ứng nhanh vì Covid-19 gồm Nam Việt Design, PAM Air và Signify (tên mới của Philips Lighting) đã đưa vào vận hành thử nghiệm buồng lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại Bắc Giang.

Đây là một không gian kín, di động trên các bánh xe, được trang bị đầy đủ hệ thống điều hòa, thông gió và khử khuẩn. Mỗi buồng có kích thước khoảng 1,2 m x 2,4 m x 2,65 m, đủ cho 4 y bác sĩ ngồi làm việc thoải mái nhiều giờ liền mà không bị căng thẳng và mệt mỏi do thời tiết.

Philips Lighting,  Philips anh 1

Hình ảnh 3D buồng lấy mẫu xét nghiệm nCoV.

Từ trong buồng, ê-kíp y tế đưa tay qua 2 ô nhỏ có gắn găng tay bảo vệ để lấy mẫu xét nghiệm nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt và không khí có rủi ro mang mầm bệnh. Buồng được trang bị 2 hệ thống khử khuẩn bằng công nghệ đèn Philips UV-C của Signify - tập đoàn đã có hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về tia cực tím UV-C.

Đầu tiên, không khí tự nhiên từ môi trường được hút vào ngăn đệm bằng quạt hút, di chuyển qua màng lọc. Tại đây, luồng không khí lưu thông được chiếu xạ bằng chùm tia UV-C với bước sóng 253.7 nm từ đèn Philips TUV, làm bất hoạt phần lớn các vi khuẩn, bào tử, nấm mốc…, kể cả virus SARS-CoV-2 mà không làm sản sinh ozone.

Không khí sau khi được chiếu xạ sẽ tiếp tục lưu chuyển qua dàn lạnh điều hòa, được làm mát và đồng thời lọc bụi mịn thêm một lần nữa để đảm bảo chất lượng trước khi vào buồng.

Philips Lighting,  Philips anh 2

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 an toàn và linh hoạt.

Bên trong buồng lấy mẫu được gắn thêm bộ đèn thanh khử trùng Philips UV-C, là một giải pháp khử trùng bề mặt cho văn phòng, nhà máy, cơ sở dịch vụ, phương tiện giao thông công cộng... Đèn phát ra tia bức xạ UV-C phổ quát, phân phối đồng nhất với bước sóng 253.7 nm. Khả năng khử trùng của đèn căn cứ theo công suất sử dụng và thời gian chiếu xạ từ một khoảng cách xác định đến bề mặt.

Tấm phản quang của đèn được thiết kế đặc biệt, giúp hướng nguồn sáng đến các bề mặt cần chiếu xạ, đồng thời đèn được trang bị cảm biến nhằm tăng tính an toàn trong quá trình hoạt động. Trước mỗi ca làm việc của ê-kíp y tế, đèn sẽ được bật lên trong vòng 8 phút để vô hiệu hóa các mầm bệnh trên các bề mặt.

Theo đại diện của Signify, chùm tia UV-C từ bóng đèn Philips TUV có khả năng vô hiệu hóa 99,99% các mầm bệnh có trong không khí cũng như trên các bề mặt, gồm virus SARS-CoV-2. Khả năng này đã được xác thực trong các nghiên cứu của Viện phân tích sinh học Innovative Bioanalysis (được chứng nhận an toàn CAP, CLIA, AABB) tại California, và phòng thí nghiệm các bệnh truyền nhiễm mới NEIDL, Đại học Boston, Mỹ.

Cho đến nay, Signify là nhà sản xuất đèn UVC có thể đưa ra các chứng nhận từ các đơn vị nghiên cứu độc lập và các kết quả nghiên cứu khoa học đã được các bên thứ 3 công bố rộng rãi.

Philips Lighting,  Philips anh 3

Bộ đèn thanh Philips UV-C để khử trùng các bề mặt bên trong buồng lấy mẫu.

“Với mục đích ứng dụng công nghệ vì cuộc sống tươi sáng và một thế giới tốt đẹp hơn, nhóm dự án Nam Việt Design - PAM Air - Signify hy vọng chung tay cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo an toàn cho các y bác sĩ trên tuyến đầu phòng chống dịch. Từ đó, nhóm kỳ vọng góp phần thúc đẩy công cuộc kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh”, ông Phùng Hoài Dương - Tổng giám đốc Signify Việt Nam - chia sẻ.

Buồng lấy mẫu xét nghiệm Covid đang trong giai đoạn thử nghiệm và nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ các bác sĩ, y tá cũng như từ giới chuyên môn. Với việc chia sẻ rộng rãi ý tưởng của buồng lấy mẫu, nhóm dự án mong muốn tiếp nhận thêm ý kiến đóng góp, phản hồi nhằm tiếp tục hoàn thiện mô hình để tiến tới ứng dụng rộng rãi, góp phần cùng xã hội phòng chống dịch Covid-19.

Co giat mi mat canh bao benh gi? hinh anh

Co giật mí mắt cảnh báo bệnh gì?

0

Co giật mí mắt (Eye Twitching) là tình trạng mí mắt co thắt lặp đi lặp lại không kiểm soát. Co giật mí mắt có thể liên quan đến mắt nhưng cũng có thể liên quan đến dây thần kinh và các cơ trên khuôn mặt.

Thái Trà

Bình luận

Bạn có thể quan tâm