Nhà giàu mới dám ăn thịt chuột
Tại hai xã Dị Nậu và Canh Nậu, thịt chuột là một món ăn truyền thống có từ hàng chục năm nay. Bắt chuột để bán là nghề kiếm cơm của nhiều gia đình và cũng từ đây họ đã phất lên nhờ chuột. Theo người dân tại, thịt chuột được dùng trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt thời gian gần đây, chúng lại trở thành một món ăn “đắt tiền” chỉ dành cho gia đình khá giả có điều kiện, bởi một kg thịt chuột có thể lên tới hàng trăm nghìn đồng.
Bữa tiệc sang thường phải có món thịt chuột. |
Món chuột thui bán giá cao đắt khách. |
Sơ chế chuột đồng. |
Chợ Canh Nậu là địa điểm mà người dân địa phương cũng như du khách đi ngang qua có thể dễ dàng nhìn thấy những mẹt thịt chuột vàng ươm bày bán la liệt ngay từ cổng chợ. Những con chuột thui rơm, được làm sạch sẽ, bày bán la liệt có giá từ 80.000-100.000/kg.
Chị Hằng, một tiểu thương chuyên buôn thịt chuột cho biết, cả gia đình chị đều kinh doanh loại mặt hàng “đặc sản” này. Chồng và các con chị đi bắt, còn chị mang ra chợ bán. Vừa ăn vừa bán, mỗi ngày gia đình chị cũng có thu nhập từ 800.000 đến 1 triệu đồng. Theo chị Hằng, thịt chuột được nhiều dân trong xã ưu chuộng, thậm chí có cả người dân ở trên thành phố xuống tận nơi để thưởng thức món đặc sản địa phương này.
Cũng kinh doanh thịt chuột, chị Bến ở xã Dị Nậu cho hay, hàng ngày chị vẫn bán rong thịt chuột trong các xã của huyện, chỉ 4 giờ chiều đã hết hàng. Mỗi tuần, chị tiêu thụ hàng chục cân thịt chuột. Chị Bến cho hay: “Người dân ở đây, ai cũng thích ăn thịt chuột. Lắm hôm, chưa mang hàng ra tới cửa đã có hàng chục khách đặt mua.”
Anh Thiết, một người chuyên đi bắt chuột tại xã Dị Nậu chia sẻ, hàng ngày anh bắt được khoảng chục kg chuột, sau đó làm sạch, thui rơm. Cũng chính từ nghề buôn bán thịt chuột, anh và gia đình đã cất được ngôi nhà 2 tầng khang trang. “Vào vụ từ tháng 9 – 12 âm lịch, cứ tầm 1 giờ chiều hàng chục gia đình trong hai xã Canh Nậu, Dị Nậu dắt chó đi bắt chuột trên khắp cánh đồng, cảnh bắt chuột đông như là ngày hội”, anh Thiết cho biết thêm.
Nói về nghề săn bắt chuột cũng lắm gian nan, anh Thiết kể, để bắt được chuột, anh phải săn lùng khắp nơi, chui bờ rúc bụi, chân lấm tay bùn, rong ruổi cả ngày. Hiện nay, chuột khan hiếm, công việc săn bắt càng vất vả hơn.
Đặc sản không dễ xơi
Không chỉ những người buôn thịt chuột, những quán nhậu cũng kiếm lời khi có thêm món thịt chuột. Chị Hoa “mèo”, chủ một quán nhậu thôn 2 xã Canh Nậu cho hay, trước kia quán của chị chỉ bán thịt mèo, nay trong thực đơn có thêm cả chuột. “Bây giời thịt chuột hàng thích ăn hơn thịt mèo, nhiều khách trên thành phố về đây ăn xong còn mua thêm mang về. Mỗi ngày quán cũng bán được hơn chục mâm”, chi Hoa chia sẻ.
Được coi là đặc sản nên thịt chuột luôn xuất hiện ở những bức tiệc, nhậu, liên quan của người dân hai xã. Thậm chí, ở đám cưới cũng sẽ mất đi phần hấp dẫn nếu không có thịt chuột. Nhiều người dân nói đùa: “Đám cưới không có thịt chuột chưa phải là to”.
Đến trẻ em cũng biết làm thịt chuột. |
Chuột bán phổ biến ở chợ Canh Nậu. |
Theo người dân ở đây, cách đây chừng 5 năm, một kg thịt chuột chỉ khoảng 30 nghìn đồng, thì nay đã gấp ba bốn lần. “Ngon hấp dẫn là vậy” nhưng đối với những ai không ăn được thịt chuột, đó lại là nỗi khiếp vía. Từ chứng kiến món thịt chuột, anh Nguyễn Hải Nam (26 tuổi, sống tại Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa khỏi bàng hoàng. Anh Nam kể, năm 2008, về Canh Nậu dự đám cưới một người bạn nhưng anh phải mang bụng đói ra về. Vừa ngồi vào mâm, anh đã tá hỏa khi phát hiện món thịt chuột trên bàn. Tái mặt trước thực đơn lạ của đám cưới, anh kiếm cớ tìm cách “chuồn”, nhanh chóng gửi tiền mừng rồi bỏ về.
Anh Nguyễn Công Mậu (Long Biên, Hà Nội) nhớ lại một lần ăn cỗ cưới của người họ hàng ở Dị Nậu. Vừa tấm tắc khen món giả cầy béo ngậy, tí nôn ọe khi người cùng bàn giới thiệu đó là món thịt chuột. Anh xanh mặt bỏ bát đúa chạy ra đằng sau nhà “ móc môm để nôn ra”. Kể từ đó đến nay cứ nghĩ đến chuột là anh lại rùng mình. Rút kinh nghiêm mỗi lần về ăn cỗ quê anh đều dò hỏi và đặc biệt kỵ các món lạ.
Theo người dân ở hai xã Canh Nậu, Dị Nậu, thịt chuột là món phổ biến cách đây khoảng 30 năm. Trước kia, không phải do đói kém mà ăn thịt chuột, người dân nơi đây coi chuột sánh như thịt gà, vịt, luôn luôn xuất hiện trên các mâm cỗ, bàn tiệc trong ngày vui, lễ hội. Nói chung, cỗ sang thì phải có thịt chuột. Dân sành nhậu phải khao nhau thịt chuột mới vui.