Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bước tiến lớn của thể thao Việt Nam tại sân chơi Olympic

Olympic là đại hội thể thao lớn và chất lượng nhất thế giới, vì thế việc thể thao Việt Nam (TTVN) giành được đến 18 suất chính thức tham dự kỳ đại hội năm nay là bước tiến rất đáng khen ngợi.

Bước tiến lớn của thể thao Việt Nam tại sân chơi Olympic

Olympic là đại hội thể thao lớn và chất lượng nhất thế giới, vì thế việc thể thao Việt Nam (TTVN) giành được đến 18 suất chính thức tham dự kỳ đại hội năm nay là bước tiến rất đáng khen ngợi.

>>Những khoảnh khắc ấn tượng ở Olympic 2008
>>Hậu trường Olympic 2012: Các công ty Anh 'khóc ròng'
>>‘Usain Bolt có thể lập kỷ lục thế giới mới tại Olympic London’
>>Quý Phước sốc khi không được tham dự Olympic

Hơn cả lượng lẫn chất

Với việc kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên vượt qua chuẩn B của Liên đoàn bơi thế giới (FINA), TTVN đã chính thức có 18 VĐV vượt qua được vòng loại tham dự Thế vận hội mà không cần đến suất đặc cách. Đó là nỗ lực lớn nếu biết rằng cách đây 4 năm khi tham dự Thế vận hội 2008, TTVN có đến 22 VĐV tham dự nhưng có đến 8 suất đặc cách ở môn biểu diễn là wushu.

Phan Thị Hà Thanh là gương mặt tiêu biểu của thể thao Việt Nam hứa hẹn đem về huy chương tại Thế vận hội 2012

18 suất đến Thế vận hội của TTVN rải đều ở 11 môn, trong đó đáng nói nhất là việc chúng ta có VĐV tham dự ở những môn thể thao rất cơ bản như bơi, điền kinh, cử tạ, thể dục dụng cụ, vật… Cụ thể, 18 VĐV TTVN tham dự Thế vận hội 2012 là: Phan Thị Hà Thanh, Phạm Phước Hưng, Đỗ Thị Ngân Thương (TDDC), Hoàng Xuân Vinh, Lê Thị Hoàng Ngọc (bắn súng), Văn Ngọc Tú (judo), Nguyễn Thị Lụa (vật), Lê Huỳnh Châu, Chu Hoàng Diệu Linh (teakwondo), Nguyễn Thị Thanh Phúc, Dương Thị Việt Anh (điền kinh), Nguyễn Tiến Minh (cầu lông), Phạm Thị Hài, Phạm Thị Thảo (rowing), Nguyễn Tiến Nhật (đấu kiếm), Trần Lê Quốc Toàn, Nguyễn Thị Thúy (cử tạ), Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội).

Năm nay, niềm hy vọng có huy chương của TTVN sẽ dồn vào VĐV cử tạ Trần Lê Quốc Toàn ở hạng cân 56kg nam. Anh từng đứng hạng 4 giải thế giới tháng 11 năm ngoái, chỉ kém người đoạt HCĐ đúng 1kg. Đây là hạng cân mà lực sỹ Hoàng Anh Tuấn đã đem về tấm HCB quý giá cho TTVN ở Thế vận hội Băc Kinh 2008. Ngoài ra Hà Thanh, Phước Hưng (TDDC) hay Lê Huỳnh Châu (taekwondo) cũng hứa hẹn sẽ đem về những tấm huy chương quý giá cho TTVN. Với việc vận động được các nhà tài trợ cộng với quỹ thưởng dành cho các VĐV Việt Nam tại Thế vận hội tới là rất lớn. Nếu đoạt HCV 1 VĐV có thể nhận được số tiền thưởng lên đến 1 tỷ đồng.

Bước tiến lịch sử

18 VĐV chưa phải là con số nhiều nhất mà đoàn TTVN đã tham dự Thế vận hội nhưng nó cho thấy sự lớn mạnh về lượng và chất khi chúng ta có đại diện ở hầu hết những môn thể thao cơ bản. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử kể từ khi TTVN hội nhập với phong trào Olympic quốc tế.

Thể thao Việt Nam giờ không còn trông chờ vào những suất đặc cách nữa mà đã đường hoàng đoạt lấy những vé chính thức ở những môn cơ bản

Thông thường ở những kỳ đại hội trước, ở những môn thể thao cơ bản, TTVN chỉ trông chờ vào những suất đặc cách, còn những suất chính thức thường rơi vào các môn võ hay bắn súng. Cụ thể:

- Việt Nam lần đầu tiên tham gia Thế vận hội vào năm 1980, tại Moscow (Liên bang Nga) với 35 VĐV, thi đấu ở các môn: Bơi lội, Vật tự do, Điền kinh, Bắn súng nhưng không giành được huy chương nào.

- Năm 1984, Thế vận hội được tổ chức tại Los Angeles (Mỹ) nhưng Việt Nam không tham dự.

- Năm 1988, Thế vận hội được tổ chức ở Seoul (Hàn Quốc). Việt Nam cử 10 VĐV đi thi đấu ở các môn: Điền kinh, Quyền Anh, Bơi lội, Vật, Bắn súng, Xe đạp nhưng không giành được huy chương.

- Năm 1992, Thế vận hội được tổ chức ở Barcelona (Tây Ban Nha). Việt Nam có 7 VĐV tham gia ở các môn: Điền kinh, Quyền Anh, Bơi lội, Vật, Bắn súng, Xe đạp nhưng vẫn không giành được huy chương.

- Năm 1996, Thế vận hội được tổ chức ở Atlanta (Mỹ). Việt Nam chỉ có 6 VĐV tham gia ở các môn: Điền kinh, Bơi, Bắn súng và Judo nhưng không giành được huy chương.

- Năm 2000, Thế vận hộ được tổ chức ở Sydney (Australia). Việt Nam có 7 VĐV tham dự ở các môn: Điền kinh, Bơi lội, Bắn súng, Taekwondo. VĐV Trần Hiếu Ngân giành được HCB ở môn Taekwondo hạng 57 kg nữ. Đây là tấm huy chương đầu tiên của thể thao Việt Nam trên đấu trường Olympic. Năm đó, Việt Nam xếp hạng 64/199 nước tham dự.

 - Năm 2004, Thế vận hội được tổ chức tại Athens (Hy Lạp). Việt Nam có 11 VĐV tham gia ở các môn: Điền kinh, Bơi, Bóng bàn, Bắn súng, Canoeing, Taekwondo, Cử tạ nhưng không giành được huy chương.

- Năm 2008, Thế vận hội được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Việt Nam cử 13 VĐV đi thi đấu ở các môn: Điền kinh, Bơi, Bóng bàn, Bắn súng, Taekwondo, Cử tạ, Cầu lông, Thể dục dụng cụ. Kết quả, giành 1 HCB từ môn cử tạ của lực sỹ Hoàng Anh Tuấn ở hạng 56 kg nam. Kết quả này giúp TTVN Việt Nam xếp hạng thứ 71/204 nước tham gia.

HOÀNG TÂM

Theo Infonet.vn 

HOÀNG TÂM

Theo Infonet.vn 

Bạn có thể quan tâm