Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bức tranh kinh tế thế giới năm 2023

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo giảm tốc vào năm tới. Nguyên nhân là tăng trưởng đã mất đà, lạm phát cao diễn ra dai dẳng, niềm tin suy yếu và tính bất ổn cao.

OECD dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2023 chỉ đạt 0,5%, giảm từ 1,8% của năm nay. Ảnh: Reuters.

Tính đến tháng 12, hầu hết tổ chức quốc tế đều điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023.

Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định thế giới đang trong thời kỳ nhiều biến động, những thay đổi về kinh tế, địa chính trị và sinh thái đều tác động đến triển vọng toàn cầu.

Lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, buộc các chính phủ phải thắt chặt chính sách tiền tệ, khiến hộ gia đình siết chặt chi tiêu trong bối cảnh hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch Covid-19 đang giảm dần.

Nhiều quốc gia có thu nhập thấp đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính. Xung đột Nga - Ukraine cũng làm gia tăng đáng kể khả năng xảy ra gián đoạn địa chính trị toàn cầu.

Do đó, IMF giảm 0,2 điểm phần trăm đối với dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 xuống 2,7%.

Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và 2023 của các tổ chức quốc tế
Nguồn dữ liệu: IMF, Fitch Ratings, OECD và EU
NhãnIMFFitch RatingsOECDEU
Năm 2022 % 3.22.63.13.2
Năm 2023
2.71.42.22.5

Trong khi đó, Fitch Ratings (FR) điều chỉnh giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 từ mức 1,7% xuống 1,4%. Nguyên nhân là các ngân hàng trung ương buộc phải mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống lạm phát và triển vọng thị trường bất động sản của Trung Quốc xấu đi.

Còn trong Báo cáo Triển vọng kinh tế tháng 11/2022, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn.

Tăng trưởng đã mất đà, lạm phát cao diễn ra dai dẳng, niềm tin suy yếu và tính bất ổn cao. Các điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt đáng kể trong bối cảnh tăng lãi suất chính sách của các ngân hàng trung ương, ảnh hưởng tới chi tiêu và tăng thêm áp lực cho nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi.

Theo OECD, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 2,2% vào năm 2023. Triển vọng toàn cầu cũng ngày càng nghiêng về các nền kinh tế thị trường lớn mới nổi của châu Á, chiếm gần 3/4 tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm sau, phản ánh sự suy giảm triển vọng kinh tế của Mỹ và châu Âu.

Dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm 2022 và 2023
Nguồn: ADB, IMF, OECD, Fitch Ratings
NhãnADBOECDIMFFitch Ratings
Năm 2022 % 1.71.81.61.9
Năm 2023
0.40.510.2

OECD dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2023 chỉ đạt 0,5%, giảm từ 1,8% của năm nay.

IMF, ADB và FR lần lượt dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm sau là 1%, 0,4% và 0,2%.

Theo ADB, nền kinh tế khu vực đồng euro đã phục hồi một cách bất ngờ trong quý III do nhu cầu trong nước tăng mạnh, nhưng đã giảm vào quý IV vì sản xuất và dịch vụ yếu đi.

Dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro năm 2022 và 2023
Nguồn: ADB, OECD, IMF, FR
NhãnADBOECDIMFFitch Ratings
Năm 2022 % 33.33.13.3
Năm 2023
0.10.50.50.2
Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2022 và 2023
Nguồn: OECD, ADB, IMF, FR
NhãnADBOECDIMFFitch Ratings
Năm 2022 % 33.33.22.8
Năm 2023
4.34.64.44.1

Dự báo tăng trưởng GDP của khu vực đồng euro đạt 3% năm 2022, điều chỉnh tăng 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9, sau đó giảm xuống chỉ còn 0,1% năm 2023, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm.

Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản được dự báo tăng trưởng lần lượt 1,4% và 1,3% trong năm 2022 và 2023.

Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 4,3% trong năm 2023, tăng 1,3 điểm phần trăm so với mức tăng của năm nay.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Đà tăng phi mã của USD liệu có đảo ngược vào năm sau

Đồng bạc xanh đã có năm 2022 tăng vượt bậc. Câu hỏi đặt ra là đà tăng sẽ kéo dài hay đảo ngược vào năm sau.

Khủng hoảng của Elon Musk

Cổ phiếu Tesla sắp có tháng, quý và năm tồi tệ nhất. Elon Musk mất 104 tỷ USD kể từ đầu năm, nhưng ông vẫn mải mê với những rắc rối của Twitter.

CPI năm 2022 tăng 3,15%

Chỉ số giá tiêu dùng năm 2022 tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra trong bối cảnh một năm nhiều biến động khó lường.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm