Bất chấp những nỗ lực của Thủ tướng Johnson để kết nối các nhà lãnh đạo khác của G7, bức ảnh gần đây cho thấy những căng thẳng đằng sau hội nghị thượng đỉnh vừa diễn ra tại Cornwall, Anh, NDTV đưa tin.
Dù bề mặt có thể khá bằng phẳng nhưng trong lòng G7 luôn có "sóng ngầm" mâu thuẫn, từ vấn đề Trung Quốc cho tới biến đổi khí hậu.
Brexit là chủ đề đã chứng kiến cuộc khẩu chiến giữa ông Johnson và các nhà lãnh đạo EU. Thậm chí, thủ tướng Anh và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron còn thổi bùng lên không khí căng thẳng tại hội nghị, bất chấp những nỗ lực của bà Merkel.
Thủ tướng Anh Boris Johnson chào mừng Thủ tướng Đức Angela Merkel trước cuộc gặp tại Hội nghị thượng đỉnh G7. Ảnh: Bloomberg. |
Tổng thống Mỹ Joe Biden tới G7 với nỗ lực “hàn gắn" lại liên minh và cho thấy "sự trở lại" của nước này. Dù các thành viên khác của G7 công nhận việc này đã khiến bầu không khí cuộc họp trở nên thân thiện hơn hẳn thời ông Trump, các lãnh đạo EU cũng thẳng thắn nói về những điều mà họ không thể chấp nhận.
Thủ tướng Đức Merkel đã nhắc lại việc Mỹ và Anh không cho phép xuất khẩu vaccine Covid-19 tới châu Âu trong thời điểm làn sóng dịch bệnh chạm đỉnh tại những nước này.
Việc ông Biden đưa Mỹ "trở lại" cũng sẽ không đem lại “phép màu" cho phép “chuẩn mực” trước đây tái diễn, khi mà nước này có quyết quyết định chương trình nghị sự và buộc các nước khác phải tuân theo như trong quá khứ.
Quan điểm về Trung Quốc cũng là một vấn đề khác biệt nhỏ nhưng đầy rõ ràng giữa các quốc gia. Mặc dù thời gian gần đây, Mỹ đã tuyên bố về giả thuyết Covid-19 là hậu quả từ vụ rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, một số nhà lãnh đạo châu Âu đã tuyên bố họ không tin vào giả thuyết đó, ngay cả khi ủng hộ để mở đường một cuộc điều tra khác.
Khi đề cập tới vấn đề thiết thực hơn là phải làm gì để chống lại sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc cũng như việc nước này ngày càng cứng rắn hơn khi đối đầu với chỉ trích, các nhà lãnh đạo G7 đã rất nỗ lực để đạt được sự thống nhất.
Trong bản thông cáo chung, G7 không nói về Trung Quốc mạnh mẽ như những gì người Mỹ muốn.
Điều này có thể xuất phát từ những lo ngại của nhà lãnh đạo khi nền kinh tế châu Âu đang mắc kẹt giữa 2 siêu cường.
Nhiều người cho rằng nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới có thể soán ngôi Mỹ sớm hơn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Điều đó giải thích phần nào cho sự thận trọng của các nước trước khi đưa ra một thông điệp chống Trung Quốc quá mạnh mẽ.