Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bức ảnh phơi sáng 1.000 năm

Trong một thiên niên kỷ tới, chiếc máy ảnh đặc biệt sẽ liên tục lưu giữ lại phong cảnh tại một góc của thành phố Tucson (Mỹ).

Máy ảnh thiên niên kỷ hướng về phía Tây của khu phố Star Pass, phía Tây Đồi Tumamoc. Ảnh: University of Arizona.

Máy ảnh thiên niên kỷ (Millennium Camera) là tên của một thiết bị được tạo ra bởi nhà triết học thực nghiệm Jonathon Keats tại trường cao đẳng mỹ thuật thuộc Đại học Arizona.

Để tạo ra chiếc máy ảnh có thể tồn tại tới cả 1.000 năm, thiết bị phải được thiết kế đặc biệt nhưng không kém phần tối giản. Thông qua một lỗ có kích thước nhỏ trên một tấm vàng 24 karat mỏng, ánh sáng sẽ lọt vào ống trụ bằng đồng gắn trên đỉnh của cột thép.

Trong 10 thế kỷ tới, ánh sáng mặt trời phản chiếu cảnh quan của thành phố Tucson sẽ dần làm mờ đi bề mặt nhạy cảm với ánh sáng bên trong máy ảnh. Bề mặt này được phủ nhiều lớp mỏng bằng một loại bột màu sơn dầu riêng biệt để tái tạo lại màu sắc. Khi con người của 1.000 năm nữa mở máy ảnh, họ sẽ nhìn thấy hình ảnh phơi sáng cực dài phản chiếu một góc của thành phố Tucson.

Ông Keats và một nhóm các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm trên đồi Tumamoc (Tucson, Arizona) đã lắp đặt camera bên cạnh một chiếc ghế dài hướng về phía Tây của khu phố Star Pass. Nhà triết học này cho biết băng ghế sẽ mời gọi những người qua đường nán lại và dành một ít thời gian để tưởng tượng về tương lai xa.

“Hầu hết đều có cái nhìn khá ảm đạm về những gì sẽ xảy ra ở phía trước. Tuy vậy, con người ở 1.000 năm sau có thể nhìn thấy một phiên bản thành phố Tucson tệ hơn nhiều so với những gì họ tưởng tượng. Đó thực sự là một điều tốt, bởi nếu chúng ta tưởng tượng những gì có thể xảy ra, nó sẽ thúc đẩy quá trình hành động để định hình tương lai của mình”, Jonathon Keats nói.

Hiện tại, đa phần máy ảnh đều đựa trên công nghệ kỹ thuật số để chụp hình. Trong tương lai, con người có thể không còn sử dụng kỹ thuật này để xử lý hình ảnh. Đó là lý do khiến Jonathon Keats cho rằng cách làm của ông và nhóm dự án sẽ giúp xử lý vấn đề nêu trên.

Buc anh 1.000 nam anh 1

Phần đỉnh của camera được ấn định ngày mở vào năm 3023. Ảnh: University of Arizona.

“Một nghìn năm là khoảng thời gian rất dài và có rất nhiều lý do khiến dự án có thể không hiệu quả nếu sử dụng máy ảnh kỹ thuật số. Các thiết bị chụp hình hiện nay sẽ biến mất trong một thiên niên kỷ nữa”, ông Keats cho biết.

Thông qua dự án, nhà triết học này hy vọng mang đến cho tương lai những ghi chép về quá khứ và khuyến khích con người ở hiện tại tạo lập một kế hoạch cụ thể cho cuộc sống của bản thân. Ông cũng quả quyết chiếc máy ảnh không được mở nếu chưa đủ 1.000 năm.

“Chiếc máy sẽ không đưa ra tuyên bố về sự phát triển. Nó được đặt ở đó nhằm mời chúng ta đặt câu hỏi và tham gia vào các cuộc bàn luận về thế giới trong tương lai”, ông Keats nói thêm.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Cách tạo ra camera phone chụp đẹp nhất thế giới

Bên cạnh nâng cấp phần cứng, việc tinh chỉnh thuật toán bằng các giải pháp phức tạp là cách giúp điện thoại chụp ảnh đẹp hơn.

Lý giải bức ảnh 'ma' trên iPhone, chụp một người ra ba

Người phụ nữ đứng trước 2 tấm gương để chụp ảnh, nhưng hình ảnh của cô trong gương và bên ngoài không giống nhau.

Mẹo chụp ảnh đơn giản đến bất ngờ trên iPhone

Chỉ bằng cách xoay ngược điện thoại, người dùng có thể chụp được những tấm ảnh độc đáo hơn ngay trên chiếc iPhone của mình.

Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm