Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Bóng ma xám' của Không quân Mỹ

Bay cao hơn, tầm chiến đấu xa hơn nhưng cuối cùng YF-23 vẫn bị "ruồng bỏ" vì niềm tin vào tính ổn định và ít tốn kém của quân đội Mỹ đối với F-22.

'Bóng ma xám' của Không quân Mỹ

Bay cao hơn, tầm chiến đấu xa hơn nhưng cuối cùng YF-23 vẫn bị "ruồng bỏ" vì niềm tin vào tính ổn định và ít tốn kém của quân đội Mỹ đối với F-22.

 
 "Con ma màu xám" YF-23 của Không quân Mỹ.
 
 YF-23 là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với F-22 từ năm 1997 để rồi bị lãng quên với duy nhất 2 chiếc được sản xuất thử nghiệm.
 
 Nó được thiết kế với đôi cánh hình kim cương, khả năng năng tàng hình và chiếc đuôi chữ V giúp tăng khả năng cơ động.
 
 Hai động cơ phản lực của YF-23 thổi khí thải qua những rãnh ở phần đuôi, điều này làm cho nó giảm nhiệt độ phát ra, giúp lẩn trốn các radar hồng ngoại.
 
 Sải cánh của YF-23 có độ rộng tương tự F-22 và đều được thiết kế dành cho một phi công.
 
 Phạm vi hoạt động của YF-23 là 4.500 km, nhiều hơn F-22 1.600 km.
 
 Nếu có đội tiếp nhiên liệu hỗ trợ, tầm chiến đấu của nó còn tăng hơn nữa.
 
 Tốc độ tối đa của YF-23 là Mach 2.1, trong khi đó của F-22 là Mach 2.
 
 YF-23 được trang bị pháo M61 Vulcan, 4 tên lửa không đối không tầm trung, 2 tên lửa không đối không tầm ngắn, ít hơn 2 tên lửa so với trang bị của F-22 hiện nay.
Mặc dù khá cân bằng, nhưng F-22 đã có một chút lợi thế khi Không quân Mỹ đưa ra lựa chọn do khả năng bắn tên lửa chính xác của nó so với YF-23.
 Mặc dù có nhiều điểm nhỉnh hơn, nhưng cuối cùng Không quân Mỹ vẫn chọn F-22 vì niềm tin vào khả năng hoạt động và lợi ích kinh tế.
Nhiều lời đồn còn cho rằng thiết kế của YF-23 làm nó có khả năng tàng hình hơn hẳn so với F-22.
Tuy nhiên, sự e ngại rủi ro và ngân sách quốc phòng đã giúp F-22 chiến thắng được YF-23.
 
 Hiện nay, nơi duy nhất có thể nhìn thấy YF-23 là căn cứ Không quân Ohio ở Torrance, California, nơi thi thoảng chúng được đem ra lau chùi và bay cho đỡ hỏng.

Theo VTC

Theo VTC

Bạn có thể quan tâm