Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 cách tàng hình của máy bay Mỹ 

Theo các nhà kỹ thuật quân sự, có tới 7 cách giúp máy bay tàng hình Mỹ ẩn mình tốt hơn ngoài cách sử dụng hình dạng đặc biệt và vật liệu bề mặt.

7 cách tàng hình của máy bay Mỹ 

Theo các nhà kỹ thuật quân sự, có tới 7 cách giúp máy bay tàng hình Mỹ ẩn mình tốt hơn ngoài cách sử dụng hình dạng đặc biệt và vật liệu bề mặt.

Hệ thống cảm biến thông minh

Radar được coi như là một con mắt có tầm xa trên bầu trời cho các máy bay quân sự. Nếu không có hệ thống cảm biến này thì máy bay sẽ không thua không kém gì một con chim sắt bị mù.

Vấn đề ở chỗ radar hoạt động sẽ phát ra rất nhiều năng lượng bức xạ và nhờ thế hệ thống radar cố định có thể dò tìm ra những tín hiệu này. Việc này giống như một người đứng trong góc phòng tối có thể nhìn thấy hoạt động của kẻ đang cầm đèn pin dò xét gian phòng đó vậy.

Máy bay ném bom tàng hình B-2.

Những chiếc máy bay F-22, F-35 và B-2 đang thử nghiệm giải pháp tàng hình mới mà Bill Sweetman gọi là “nguyên lý điều khiển sự phát xạ”.

Với chiếc Raptor, sự phát xạ từ bộ radars APG-77 được quản lý để làm sao có thể đạt cường độ đủ mạnh, đủ xa và liên tiếp nhằm giúp phi công định vị được đường bay trong khi giảm thiểu tối đa nguy cơ bị phát hiện bởi các hệ thống trinh sát điện tử.

Nói một cách khác, các phần mềm của máy bay tàng hình phải đủ thông minh để giúp nó hoàn thành công việc và tồn tại để chiến đấu chứ không phải chăm chăm hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm và định vị mục tiêu.  

Sóng vô tuyến "im lặng"

Việc thông tin liên lạc trên máy bay tàng hình cũng vô tình “tố cáo” vị trí của nó.

Trong trường hợp của chiếc RQ-170, chiếc đĩa dùng cho phần cứng thu phát sóng vô tuyến vệ tinh của chiếc máy bay không người lái có khả năng “phản bội” lại sứ mệnh tàng hình của nó do các ăng ten có tính phản hồi cao và lộ liễu.

Trong trường hợp của chiếc B-2, F-22 và F-35, vấn đề này khó giải quyết hơn. Làm sao để có thể liên lạc với máy bay khác mà không hề gây ra một vài tín hiệu “ồn ã” nào đó mà kẻ thù có thể lần theo những tín hiệu này mà định vị được vị trí của máy bay. Phương pháp truyền thanh vô tuyến bị loại trừ ngay lập tức.

“Ngay khi bạn lên tiếng, bạn đã phản bội chính mình”, Mike Therrien, một chuyên viên Không quân Mỹ nói. Cũng giống như vậy, sóng vô tuyến kết nối dữ liệu dùng cho các loại máy bay phản lực cũ quá dễ bị phát hiện.

Lockheed Martin đã cài đặt một hệ thống kết nối dữ liệu tầm ngắn và yếu cho 187 chiếc Raptor nhằm tránh khả năng bị phát hiện.

Chiếc Joint Strike Fighter cũng đã được trang bị một hệ thống kết nối mới, đặc thù giúp tăng khả năng tàng hình. Hệ thống này cũng đã được trang bị cho chiếc B-2.

Những tất cả những phương thức trên đều có những hạn chế do độ chênh với các hệ thống liên lạc cũ, đôi khi chúng đòi hỏi các máy bay tàng hình phải đem theo một máy bay không người lái EQ-4 hoặc E-11 thực hiện nhiệm vụ như một tổng đài phiên dịch tín hiệu di động.

Tàng hình với một chữ “S”

Một trong những kẻ phản bội lớn nhất lại nằm trong thân máy bay.

Trong hầu hết các máy bay các tua bin động cơ đều có thể thấy được qua cửa hút khí của máy bay và chúng chính là kẻ khai báo với các thiết bị dò tìm của địch.

Để giấu đi các tua bin này, các nhà thiết kế máy chiến đấu tàng hình phải nối cửa thông khí trực tiếp vào động cơ bằng cách uốn ống dẫn vào trong thân máy bay theo một hình chữ “S”.

 

Bird of Prey của Boeing không cần chữ S nhưng vẫn có thể tàng hình.

Ống dẫn hình chữ S là một kỹ thuật thiết kế phức tạp và tốn kém. Do đó, Boeing đang sửa lại kỹ thuật ngăn che động cơ bằng cách sử dụng trên máy bay thử nghiệm một lần có tên Bird of Prey. Tính năng quan trọng nhất của loại máy bay này là cửa hút khí tàng hình.

Mẫu RQ-170 của Lockheed cũng quá ngắn để có thể sử dụng ống dẫn hình chữ S mà phải phụ thuộc vào một vỉ chắn nhằm che chắn cửa hút khí.

Vỉ chắn hình lưới của RQ-170.

Ngoài một số ngoại lệ nêu trên, ống dẫn hình chữ S đang trở thành chuẩn cho các máy bay của Mỹ cũng như Trung Quốc. Tuy nhiên, mẫu thử máy bay tàng hình Sukhoi T-50 của Nga lại không có kỹ thuật trên.

Tản nhiệt

Máy bay chiến đấu nói chung đều tỏa ra rất nhiều nhiệt. Kể cả khi, máy bay chiến đấu có thể đánh lừa được tín hiệu radar, nó vẫn có thể bị phát hiện bằng các thiết bị trinh sát hồng ngoại từ ống xả động cơ cũng như bề mặt do ma sát với không khí cao.

Ống xả động cơ của B-2 và F-22 được làm trải dài để tránh tạo thành các điểm nóng có thể phát hiện được bằng hồng ngoại, tuy nhiên để tiết kiệm kinh phí, 2.400 chiếc F-35 sẽ vẫn giữ thiết kế theo kiểu truyền thống – điều này sẽ tạo ra rất nhiều điểm nóng tập trung và chúng sẽ hiển thị rõ trên các thiết bị trinh sát hồng ngoại.

Những mẫu máy bay chiến đấu khác như Spirit, Raptor hay những mẫu máy bay thuộc chương trình Joint Strike Fighter đều sử dụng rất nhiều phụ kiện để giảm nhiệt ở những vùng nóng như cánh trước.

Những mẫu máy bay này cũng sử dụng hệ thống để giảm lượng nhiệt tiêu thụ bằng các thiết bị điện tử hoặc truyền động vào nhiên liệu. Điều này được thực hiện rất tốt ở mẫu F-35.

Một số nhà nghiên cứu cũng cân nhắc loại nhiên liệu mới với thành phần tốt hơn nhằm giảm lượng nhiệt tiêu thụ của máy bay.

Một số nghiên cứu cho thấy loại nhiên liệu JP-8 được trích xuất từ quặng than đá thay vì dầu hỏa sẽ hấp thụ được nhiều nhiệt, do đó an toàn hơn cho máy bay.

Kỹ thuật sơn

Với các máy bay tàng hình Mỹ, công nghệ sơn nhằm giảm độ bộc lộ radar quan trọng hơn nhiều so với vẻ bề ngoài.

Các mẫu máy bay chiến đấu Spirits, Raptors hay các máy bay thuộc chương trình Joint Strike Fighter đều sử dụng loại sơn đặc biệt để triệt tiêu nhiệt cũng như sóng radar. Tuy nhiên, để hoạt động hoàn hảo, loại sơn này phải được bảo trì trong tình trạng yêu cầu cao.

Lớp sơn của F-22 cần bảo trì thường xuyên.

Một trong các nhược điểm của B-2 thì lớp vỏ cực kỳ nhạy cảm của nó khiến nó không thể hoạt động trong mọi loại thời tiết vì nó rất dễ hỏng đặc biệt là trong mưa và cũng có thể bị hỏng bởi nhiệt độ và độ ẩm nên đòi hỏi phải có một trung tâm bảo dưỡng đặc biệt cho loại máy bay này hoạt động. Và cũng chính vì đi ra mưa mà một chiếc B-2 đã rơi khi nước thấm qua lớp vỏ và làm ướt các bộ phận điện tử bên trong khiến nó hoạt động lỗi khi cất cánh sau đó.

Nhân viên kỹ thuật sơn Matthew Duque chuyên phụ trách F-22 cho biết, họ phải làm việc hàng ngày. Một robot được chỉ dẫn bằng cảm biến laser cũng tham gia vào việc sơn máy bay.

Sơn của F-35 sẽ mạnh mẽ hơn so với Raptor F-22. Không quân Mỹ hy vọng loại sơn mới cũng sẽ được sơn cho một số mẫu F-16 nhằm đem khả năng tàng hình đến cho một số loại máy bay cũ.

Kiếm soát vệt khói

Vệt khói của máy bay phản lực bao gồm thường chứa lưu huỳnh, nitơ, những mảnh kim loại vụn nhỏ và các chất thải khác vào không khí. Vệt khói này hấp thụ hơi nước thành một vệt dài rõ nét và dễ dàng nhìn thấy từ cách xa nhiều dặm, thậm chí có thể nhìn thấy dù đang là trời đêm. Đây chính là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất mà các máy bay chiến đấu cần phải xóa sạch nhằm chống lại sự phát hiện của phòng không đối phương.

Năm 1994, Northrop Grumman đã chi 16 triệu USD để trang bị thêm một hệ thống xử lý vệt khói cho 20 máy bay tàng hình ném bom tầm cao B-2.

Hệ thống này, bằng một cách nào đó, sử dụng phương pháp hóa học nhằm chống hút hơi nước từ cửa xả của chiếc máy bay ném bom nhằm xóa mọi dấu vết của vệt khói.

Vẫn chưa có dữ liệu rõ ràng rằng các máy bay chiến đấu tàng hình khác của Mỹ có sử dụng hệ thống xử lý vệt khói tương tự như đã nói tới hay không nhưng chẳng có gì ngạc nhiên nếu họ đã áp dụng công nghệ này.

Những điều ngạc nhiên

Một trong những khả năng đáng kể của máy bay tàng hình Mỹ là việc nước này có khả năng tránh việc gây chú ý của dư luận trong quá trình phát triển, thử nghiệm và đưa vào hoạt động các loại máy bay tàng hình mới. Mẫu F-117 và B-2 được giữ bí mật cho đến khi Không quân Mỹ không còn muốn giữ bí mật nữa.

F-22 và F-35 là chương trình gây nhiều chú ý của dư luận nhưng nhiều thông số của 2 mẫu máy bay này vẫn được giữ bí mật.

Mẫu RQ-170 được báo cáo đã bay vào cuộc chiến Iraq năm 2003 nhưng mẫu máy bay này chỉ lộ diện khi một nhiếp ảnh gia may mắn chụp được nó ở Afghanistan vào năm 2007.

Không quân Mỹ đang thiết kế và thử nghiệm ít nhất 2 loại máy bay không người lái tàng hình cũng như máy bay ném bom tầm xa. Tuy nhiên, những bằng chứng duy nhất về những chương trình này là những dòng nguồn trích dẫn trong các tài liệu tài chính cũng như những bình luận không rõ ràng của các quan chức trong ngành công nghiệp hoặc vài ảnh rất hãn hữu chụp từ vệ tinh.

Theo Đất việt

Phương Đăng

Theo Đất việt

Bạn có thể quan tâm