Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bóng đá châu Á với giấc mơ Olympic

VCK U23 châu Á 2016 cũng đồng thời là vòng loại Olympic Rio de Janeiro (Brazil), nơi các đội kỳ vọng nối gót thành công của Nhật Bản và Hàn Quốc để giành huy chương ở sân chơi này.

Đội Olympic Hàn Quốc giành HCĐ tại Olympic năm 2012

Các đội bóng châu Á bắt đầu tranh tài ở Olympic từ năm 1936. Trong 18 kỳ Thế vận hội từ đó đến năm 2012, thành tích cao nhất của bóng đá châu lục này là tấm HCĐ của Nhật Bản năm 1968 và Hàn Quốc năm 2012. Đó là thành tựu lớn lao của hai quốc gia nói riêng và cả nền bóng đá châu lục nói chung.

Trước cột mốc lịch sử Nhật Bản năm 1968, thành tích tốt nhất mà một đội châu Á đạt được là hạng 4 của Ấn Độ ở Olympic Melbourne (Australia) năm 1956. Khi đó, môn bóng đá chỉ có 11 quốc gia tham dự. Ấn Độ loại đội chủ nhà ở tứ kết nhưng để thua Nam Tư (cũ) ở vòng kế tiếp.

Danh sách các đội bóng nam châu Á tham dự Olympic từ năm 1936. Ảnh: AFC

Sức mạnh đáng nể của những đối thủ U23 Việt Nam

U23 Australia không thể triệu tập 7 cầu thủ chủ chốt đang thi đấu tại châu Âu nhưng đội hình của họ vẫn rất mạnh, đủ sức thắng mọi đối thủ tại VCK U23 châu Á.

Nhật Bản vào đến vòng loại trực tiếp trên sân nhà năm 1964 nhưng phải sau đó 4 năm họ mới lâp nên kỳ tích. Họ đứng thứ 2 ở bảng đấu rất mạnh cùng Brazil, Tây Ban Nha và Nigeria. Tứ kết, họ vượt qua Pháp với tỷ số 3-1. Đội bóng xứ phù tang chỉ chịu thất bại ở bán kết trước đội sau này vô địch Hungary. Ở trận tranh hạng 3, Nhật Bản đánh bại đội chủ nhà Mexico 2-0. Tiền đạo Kunishige Kamamoto giành ngôi vua phá lưới với 7 bàn thắng.

Những kỳ Thế vận hội sau đó, bóng đá châu lục này không giành được huy chương nhưng đã để lại nhiều ấn tượng. Iran, CHDCND Triều Tiên vào tứ kết năm 1976. Đến Olympic 1996, Nhật Bản tạo nên cú sốc lớn khi đánh bại Brazil 1-0 ở vòng bảng. Khi đó, đội hình Brazil có một số nhà VĐTG như Ronaldo, Bebeto… Tuy nhiên, chiến thắng không đủ giúp đội bóng Đông Á đi tiếp khi họ xếp sau Brazil và Nigeria về chỉ số phụ.

Mãi đến Olympic London 2012, châu Á mới tạo được tiếng vang lớn khi Nhật Bản, Hàn Quốc cùng vào tứ kết, trong khi UAE nhận được sự những lời khen ngợi trong lần đầu tiên tham dự. Ở tứ kết, Nhật Bản dễ dành đánh bại Ai Cập 3-0, còn Hàn Quốc thắng chủ nhà Vương quốc Anh sau loạt đá luân lưu 11 m. Khi đó, tuyển Anh có những ngôi sao như Ryan Giggs, Aaron Ramsey, Bellamy hay Daniel Sturridge.

Bóng đá Hàn Quốc gây tiếng vang khi đoạt HCĐ tại Olympic 2012. Ảnh: AFC

VFF quyết vụ mời Ronaldo, Rivaldo sang VN trong 3 tuần tới

Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), ông Lê Hoài Anh xác nhận thông tin trên tối 1/1.

Hy vọng mang HCV về cho châu Á sụp đổ bởi ở bán kết Nhật Bản thua 1-3 trước Mexico và Hàn Quốc thất thủ trước Brazil của Neymar với tỷ số tương tự. Ở trận tranh hạng 3 sau đó, Park Chu-young và Ko Ja-cheol đã giúp Hàn Quốc đánh bại Nhật Bản 2-0. Chiến thắng đáng nhớ này giúp toàn bộ các thành viên của đội bóng xứ Hàn được miễn nghĩa vụ quân sự.

Trong khi các đồng nghiệp nam mới có được 2 lần đoạt HCĐ thì bóng đá nữ của châu lục đạt nhiều thành tựu hơn. Đội tuyển Trung Quốc vào đến chung kết Olympic Atlanta 1996 và chỉ chịu thua đội chủ nhà với tỷ số 1-2. Đến Olympic Bắc Kinh 2008, tuyển Nhật Bản vào đến bán kết. Sau đó 4 năm cũng chính đội bóng xứ Phù Tang vào chung kết nhưng để thua 1-2 trước Mỹ.

Môn bóng đá tại Olympic 2016 sẽ dự kiến diễn ra từ ngày 3 đến 20/8. Tính luôn cả đội chủ nhà, 16 đội nam và 12 đội nữ sẽ tranh tài trên 6 SVĐ ở 6 thành phố khắp Brazil. Ở bóng đá nam, ban tổ chức giới hạn độ tuổi (sinh từ ngày 1/1/1993 trở về sau) và được bổ sung 3 người quá tuổi. Còn bóng đá nữ, các đội sẽ cử ĐTQG thi đấu.



Hoàng Tâm

Bạn có thể quan tâm