Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Bom tấn Tenet có đúng về mặt khoa học?

Sau khi xem Tenet, phần lớn khán giả tỏ ra hoang mang về lượng kiến thức vật lý dày đặc của bộ phim.

Bom tan Tenet co dung ve mat khoa hoc? anh 1

Tenet có nội dung một nhân viên CIA được tổ chức bí ẩn tên Tenet chiêu mộ để góp phần giải cứu thế giới khỏi Thế chiến III. Cuộc chiến do người từ tương lai gây ra bằng công nghệ "đảo ngược" entropy sự vật, cho phép con người và vật thể có thể đi ngược thời gian.

Tổ chức Tenet cũng được tạo ra trong tương lai, ngăn chặn những kẻ phản diện sản xuất vũ khí gây ra ngày tận thế, tiêu diệt cả quá khứ và hiện tại.

Bom tan Tenet co dung ve mat khoa hoc? anh 2

Bom tấn Tenet không hoàn toàn đúng về mặt khoa học. Ảnh: Tenet.

Entropy là gì?

Entropy là thuật ngữ trong nhiệt động lực học đo lường sự hỗn loạn. Các hạt càng mất trật tự, entropy của chúng càng cao. Chất lỏng có entropy cao hơn chất rắn, chất khí có entropy cao hơn chất lỏng. Entropy của một hệ kín chỉ có thể tăng lên theo thời gian chứ không bao giờ giảm.

Khi một quả trứng rơi xuống đất, thời gian trôi qua, quả trứng chỉ có thể vỡ ra (trở nên hỗn loạn hơn) chứ không thể trở lại thành quả trứng nguyên vẹn (ít hỗn loạn hơn).

Entropy là tác nhân duy nhất khiến cho quả trứng chỉ có thể vỡ ra mà không liền lại, vì các định luật vật lý khác đều mang tính đối xứng: bất cứ thứ gì tiến tới đều có thể quay lùi.

Vì tính đối xứng nên quả trứng có thể phục hồi được. Tuy nhiên, để trở về hình dạng lúc đầu, các phân tử trong trứng chỉ có thể sắp xếp theo một cách duy nhất, còn để quả trứng vỡ thì có hàng tỷ tỷ cách.

Nhân hàng tỷ tỷ cách đó với hàng tỷ phân tử trong quả trứng, ta có vô số khả năng làm vỡ trứng còn phục hồi chỉ có một. Vậy nên quả trứng có thể trở về như ban đầu, chỉ là khả năng đó gần bằng không.

Đạo diễn Christopher Nolan cho hay bộ phim dựa trên ý tưởng "nếu có thể đảo ngược dòng entropy của một vật thể, bạn có thể đảo ngược dòng thời gian của vật thể đó".

Tuy nhiên, nhà vật lý hạt lý thuyết tại Đại học Oxford, Tiến sĩ Harland-Lang chỉ phần nào đồng tình với thuyết đó. “Nó không dựa trên cơ sở khoa học 100%. Bộ phim chỉ lấy cảm hứng một phần từ khoa học”, ông cho biết.

"Nếu bạn có thể đảo ngược dòng entropy của quả trứng thì quả trứng cũng không thể đi ngược thời gian. Nhưng entropy và thời gian có mối liên hệ chặt chẽ, nên khi thấy quả trứng từ dưới đất rơi ngược lên kệ và phục hồi nguyên vẹn, người ta sẽ cho rằng quả trứng đã đi ngược thời gian", vị tiến sĩ cho hay.

Ý tưởng con người và vật thể có thời gian bị đảo ngược của Tenet dựa trên lý thuyết của hai nhà vật lý Richard Feynman và John Wheeler. Feynman và Wheeler cho rằng positron có thể là các electron chuyển động ngược trong dòng thời gian.

Bom tan Tenet co dung ve mat khoa hoc? anh 3

Ý tưởng con người và vật thể có thời gian bị đảo ngược của Tenet dựa trên lý thuyết của hai nhà vật lý Richard Feynman và John Wheeler. Ảnh: Tenet.

Electron là hạt mang điện tích âm, còn positron là phản hạt có cùng khối lượng với electron, mang điện tích dương bằng nhau nhưng ngược dấu. Có những loại hạt và phản hạt khác, như phản neutron và phản proton. Gọi chung những phản hạt này được gọi là phản vật chất.

Positron có thể được tìm thấy trong các hiện tượng tự nhiên như tia vũ trụ, hoặc được tạo ra trong máy gia tốc hạt. Về mặt cấu trúc, chúng là hình ảnh phản chiếu của các electron.

Lý thuyết Feynman-Wheeler cho rằng nếu bạn có thể buộc mũi tên thời gian chạy ngược lại một electron, nó sẽ trở nên giống một positron. Khi di chuyển ngược lại trong dòng thời gian, hạt đó có thể cùng tồn tại với bản thể cũ của nó, thậm chí va chạm chính nó.

Tenet đã khôn ngoan không sa lầy việc giải thích tất cả những điều này. Thay vào đó, bộ phim đề cập ý tưởng về cuộc chiến tranh thời gian và những cỗ máy cho phép con người đảo ngược hướng thời gian tương tự mô hình của Feynman-Wheeler.

Trong phân cảnh tại Freeport ở Oslo, nhân vật chính đã chiến đấu với chính mình khi đi ngược thời gian. Đó là ý tưởng dựa trên lý thuyết của Feynman và Wheeler rằng hạt và phản hạt ta nhìn thấy có thể là cùng một hạt, nhưng chuyển động theo hai phía trong dòng thời gian.

Nguyên lý khoa học sau cánh cửa xoay

Dù lấy ý tưởng dựa trên các hạt và phản hạt, tác dụng những cửa quay trong Tenet không phải là đảo ngược từng hạt trong cơ thể con người.

Nếu vậy, các hạt trong cơ thể nhân vật chính sẽ bị chuyển thành phản vật chất và anh ta sẽ phát nổ ngay khi bước khỏi cửa.

Trong thực tế, khi vật chất và phản vật chất va chạm nhau, hạt và phản hạt bị phá hủy và năng lượng được giải phóng. Chúng ta chỉ mới thấy sự hủy diệt này ở cấp độ nguyên tử. Nếu mở rộng quy mô, sức phá hủy là rất khủng khiếp.

Trong tác phẩm Thiên thần và Ác quỷ của Dan Brown, một quả bom chỉ chứa 1/8 gram phản vật chất cũng đủ để nổ tung Vatican. Nếu người đàn ông nặng khoảng 90 kg như nhân vật chính bị biến đổi thành phản vật chất, khoảnh khắc anh ta va chạm vật chất bên ngoài cửa xoay tương đương 3.800 triệu tấn TNT phát nổ.

Vũ khí hạt nhân mạnh nhất từng được thử nghiệm - Tsar Bomba của Liên Xô - khi phát nổ đã làm vỡ cửa sổ và mái nhà cách đó hàng trăm km, song cũng chỉ tương đương 50 triệu tấn TNT.

Vậy cửa xoay đã làm gì để đảo ngược các nhân vật trong phim? Có lẽ hệ thống cửa xoay trong phim đã tạo ra vòng khép kín.

Cơ thể các nhân vật trong đó vẫn trải qua dòng entropy bình thường, còn bên ngoài thời gian sẽ trôi về hướng khác. Điều này giống như các nhân vật trong phim nằm trong vũ trụ thu nhỏ, nơi đó thời gian trôi ngược lại vũ trụ lớn hơn ở ngoài.

Các vật bị đảo ngược trong phim sẽ cùng nằm trong vũ trụ nhỏ đó, cho nên có thể tương tác với nhau. Vì thế, những người bị đảo ngược phải dùng bình oxy để thở vì không thể hít vào không khí có dòng thời gian ngược với họ.

Vậy thay vì tạo ra hệ thống khép kín trong vũ trụ, chuyện gì sẽ xảy ra nếu đảo ngược dòng thời gian và entropy của toàn vũ trụ? Đó là khi vũ khí gây ra tận thế xuất hiện.

Bom tan Tenet co dung ve mat khoa hoc? anh 4
Bộ phim đã đặt ra nhiều vấn đề thú vị về thời gian. Ảnh: Tenet.

Lần đầu tiên nhân vật chính đi qua cửa xoay, anh được bảo rằng không nên tương tác với bản thân trong quá khứ. Bởi tương tự khi electron và positron va chạm, hai người chạm nhau sẽ dẫn đến sự hủy diệt. Đây cũng chỉ là lý thuyết lấy ý tưởng dựa trên khoa học chứ không hoàn toàn chính xác.

Nếu nhân vật chính thực sự bị chuyển đổi thành phản vật chất, khi va chạm với bản thể, cả hai phiên bản mới bị tiêu diệt. Tuy nhiên, anh ta cũng sẽ tự hủy diệt bản thân khi chạm vào bất kỳ loại vật chất nào khác, như đã giải thích ở trên.

Thứ gây tận thế trong Tenet là vật thể kim loại được chia thành chín đoạn tên gọi "Thuật toán". Nhà khoa học tạo ra cửa xoay cũng là người tìm cách đảo ngược entropy toàn thế giới. Nhưng sợ những người khác lợi dụng thông tin đó để làm điều xấu, cô chia "Thuật toán" làm chính phần, đảo ngược và gửi về quá khứ.

Khi được kích hoạt, "Thuật toán" sẽ gây ra tận thế. Dựa trên lý thuyết trong phim, khi loại hạt trên thế giới bị đảo ngược chiều và di chuyển ngược về quá khứ, nó sẽ va chạm vào chính nó đang đi xuôi theo dòng thời gian.

Khi va chạm, các hạt bị hủy diệt và giải phóng năng lượng cực lớn với quy mô không lường trước được. Tuy nhiên, vụ nổ cũng sẽ đi ngược thời gian nên thế giới trong tương lai, sau khi "Thuật toán" được kích hoạt, vẫn không bị ảnh hưởng.

Vậy Tenet có chuẩn xác về mặt khoa học không? Khi đảo ngược entropy, vật thể hay con người có thể di chuyển ngược thời gian? Tiến sĩ Harland-Lang đưa ra đáp án ngắn gọn: “Không”.

Nhưng bộ phim đã đặt ra nhiều vấn đề thú vị về thời gian.

Có thể entropy là mũi tên của thời gian. Nếu bị lạc lối và không biết thời gian trôi về hướng nào, bạn có thể nhìn vào entropy của một hệ khép kín. Hướng có entropy tăng sẽ là là hướng của thời gian. Và bởi vì dấu hiệu của chúng ta về thời gian trôi qua - con người già đi, trứng vỡ, núi xói mòn - là kết quả của entropy, rất khó để tách trải nghiệm về thời gian của chúng ta với trải nghiệm về entropy.

Nếu bộ phim Interstellar đặt câu hỏi sẽ như thế nào khi một người đi xuyên qua lỗ đen, Tenet lại đem đến tưởng tượng về người du hành ngược thời gian bằng cách đổi chiều dòng thời gian của mình.

Khoa học dự báo cái kết của vũ trụ

Đây là những gì xảy ra trong “ngày tận thế” của vũ trụ.

Đại Việt (Theo Screen Rant)

Bạn có thể quan tâm