Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Boeing chính thức có văn phòng thường trực tại Hà Nội

Văn phòng Boeing ở Ba Đình, Hà Nội sẽ đóng vai trò là trung tâm hợp tác, kết nối các đối tác nhằm hỗ trợ Boeing triển khai những ưu tiên phát triển kinh doanh tại Việt Nam

Ngày 12/5, Tập đoàn Boeing chính thức khánh thành văn phòng thường trực tại Hà Nội nhằm đẩy mạnh cam kết gắn bó với thị trường Việt Nam.

“Mối quan hệ giữa Tập đoàn Boeing và Việt Nam đang lớn mạnh từng ngày, không ngừng hợp tác để phát triển năng lực hàng không vũ trụ của đất nước. Văn phòng mới này sẽ giúp Boeing phục vụ khách hàng bản địa cũng như các bên liên quan tốt hơn, đồng thời tạo dựng nền tảng vững mạnh cho sự tăng trưởng trong tương lai”, ông Michael Nguyễn, Giám đốc Boeing Việt Nam, chia sẻ.

san xuat,  hang khong,  hang bay anh 1

Lễ cắt băng khánh thành văn phòng mới của Boeing tại Hà Nội. Ảnh: Boeing Việt Nam.

Đây được coi là tín hiệu tốt trong bối cảnh Boeing đã và đang hợp tác chặt chẽ với ngành hàng không vũ trụ của Việt Nam suốt gần 30 năm qua. Doanh nghiệp này cũng tập trung cộng tác và xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành sản xuất, dịch vụ kỹ thuật, an toàn hàng không, bền vững, cũng như nghiên cứu và công nghệ.

"Mỗi chiếc Boeing được sản xuất ra trên thế giới, đều có linh kiện từ Việt Nam”, ông Michael Vũ Nguyễn khẳng định tại Diễn đàn Công nghiệp Hàng không vũ trụ tại Việt Nam diễn ra hồi tháng 8 năm ngoái. Các hạng mục mà Việt Nam sản xuất có thể kể đến như cánh, cửa ra vào máy bay.

"Nếu Việt Nam có nguồn nhân lực chất lượng, môi trường đầu tư hợp lý và sự quan tâm của Chính phủ, Việt Nam sẽ là thị trường rất tiềm năng. Boeing muốn theo gương Samsung hay Intel… tìm kiếm thêm các nhà cung ứng tại Việt Nam”, ông Michael bày tỏ.

Ở Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hồi tháng 9 cùng năm, Giám đốc Boeing Việt Nam cho biết giá trị hàng sản xuất tại Việt Nam cho hãng trong các năm qua là 200 triệu USD.

Theo đó, trong nhiều năm, các nhà cung cấp từ Việt Nam đã sản xuất các bộ phận máy bay tiên tiến, bao gồm kết cấu hàng không cho Boeing. Giá trị hàng sản xuất tại Việt Nam cho Boeing trong các năm qua là 200 triệu USD.

Phía Boeing hiện mua hàng từ nhiều nơi trên thế giới. Doanh nghiệp này cho biết Việt Nam có tiềm năng từ nhân viên, chuyên gia có thể sản xuất, cung ứng sản phẩm cho hãng.

Để xây dựng chuỗi cung ứng, Boeing đang làm việc với 7 nhà cung ứng tại Việt Nam. Hiện tại, các công ty Việt Nam chưa làm việc được thẳng với Boeing mà phải thông qua các công ty Nhật, Hàn…

Hiện Boeing đang làm việc tích cực với 5 hãng hàng không của Việt Nam trong việc tăng cường đội tàu bay, huấn luyện phi công, đào tạo lãnh đạo, chuyên gia trong ngành hàng không, kỹ sư và nhân viên tu bổ, bảo trì và sửa chữa máy bay.

Bamboo Airways đang nằm trong tay ai

Hơn 7.700 tỷ đồng mà ông Lê Thái Sâm cho Bamboo Airways vay có giá trị gần bằng với khoản tiền gần 8.000 tỷ đồng mà Công ty CP Him Lam đã cho hãng bay này vay.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế

Diệu Thanh

Bạn có thể quan tâm