Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Xây dựng lên tiếng yêu cầu Vineconex thực hiện đúng hợp đồng

Trước bức xúc của hàng trăm hộ dân tại cụm chung cư N05, Bộ Xây dựng đã lên tiếng nhắc nhở chủ đầu tư Tổng công ty Vinaconex.

Bộ Xây dựng lên tiếng yêu cầu Vineconex thực hiện đúng hợp đồng

Trước bức xúc của hàng trăm hộ dân tại cụm chung cư N05, Bộ Xây dựng đã lên tiếng nhắc nhở chủ đầu tư Tổng công ty Vinaconex.

>> Nhiều sai phạm ở tập đoàn Sông Đà và PVN
>> Bất động sản: Muốn thoát chết chỉ còn nước giảm giá
>> Đóng 1% lương để mua nhà

Một cán bộ thuộc Bộ Xây dựng cho biết: “Việc các chủ đầu tư không thực hiện theo hợp đồng, gây bức xúc cho người dân đang trở thành vấn đề đau đầu của Thành phố”.

Làn sóng “tố” chủ đầu tư

Một làn sóng “tố” chủ đầu tư đã được dấy lên từ giữa năm 2011. Từ chuyện niêm yết, bán nhà bằng USD, tự ý thu tiền sai quy định tại dự án Làng Việt kiều châu Âu (Hà Đông, Hà Nội), do Công ty TSQ làm chủ đầu tư. Tới chuyện hàng trăm hộ dân đã sinh sống từ 3 -5 năm tại một số tòa nhà chung cư có tiếng như Keangnam, The Manor, Sky City... cũng đã gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng phản ánh chất lượng dịch vụ và các khoản thu phí quá cao so với quy định.

Thậm chí, ngày 7/10/2011, tòa nhà Chelsea Park (thuộc khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy) đã có đơn “cầu cứu” gửi tới Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội... phản ánh tình trạng vi phạm nghiêm trọng và đối xử thô bạo của chủ đầu tư cùng một số cá nhân có trách nhiệm tại tòa nhà.

Hàng trăm người dân cụm chung cư N05 (Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội) đã tụ tập để lên tiếng phản đối hàng loạt những sai phạm của chủ đầu tư Vinaconex.

Tình trạng này càng đẩy lên cao trào khi vụ lình xình giữa Tổng công ty Vinaconex và cụm dân cư N05 (Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội) trở nên căng thẳng, gay gắt. Mặc dù, cuộc gặp gỡ làm việc 2 bên đã kéo dài nhiều tiếng đồng hồ song những khúc mắc, bất đồng vẫn chưa được giải quyết. Trước hàng loạt câu hỏi đầy bức xúc của cư dân N05, ban lãnh đạo Vinaconex chỉ trả lời một cách chung chung, thậm chí "đá" trách nhiệm sang cho các cơ quan chức năng.

Chia sẻ với báo điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, đại diện của Bộ Xây dựng cho biết: Mặc dù Bộ Xây dựng đã có thông tư hướng dẫn phương pháp xác định và quản lý giá dịch vụ nhà chung cư và Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, tuy nhiên, nhiều vấn đề nổi cộm vẫn diễn ra.

Theo thông tư hướng dẫn thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư có quyền và trách nhiệm trong việc tổ chức quản lý nhà chung cư. Thông qua hội nghị nhà chung cư mỗi năm tổ chức 1 lần sẽ bầu ra Ban quản trị tòa nhà, từ đó, mọi tổ chức hoạt động, quản lý sẽ theo sự chỉ đạo, giám sát của Ban quản trị này.

Tuy vậy, đã từ lâu, chủ đầu tư thường không làm theo những lời “đã hứa”, cũng giống như việc hàng trăm dự án bị chậm tiến độ, người dân chỉ biết đứng nhìn và mỏi mòn chờ đợi.

Cuối tháng 9/2011 vừa qua, sau khi có “sự cố thang máy” khiến một người dân tử vong, như giọt nước tràn ly, hàng trăm hộ dân sống tại toà nhà CT3 (Yên Hoà – Cầu Giấy, Hà Nội), đã có đơn kêu cứu trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của các thiết bị và dịch vụ tại toà nhà nhưng không được chủ đầu tư khắc phục.

Người dân và chủ đầu tư phải tự giải quyết?

Có nhiều ý kiến cho rằng: Việc quản lý nhà chung cư đang bị thả nổi, người dân chịu gánh nặng chi trả nhiều mức phí khủng “trên trời” cùng vô số những sai phạm không có trong cam kết hợp đồng.

Khi cư dân Keangnam lên tiếng phản đối mức phí dịch vụ ngất ngưởng, cao gấp gần 3 lần so với quy định của Thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã thẳng thắn trả lời báo chí: Người dân và Keangnam cần tiếp tục giải quyết việc này. Keangnam được phép giao kinh doanh dự án thì phải chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối dự án. Keangnam đã bán nhà cho người dân thì phải chịu trách nhiệm với người dân.

Theo Bộ Xây dựng, cư dân N05 muốn "kêu cứu' vụ sử dụng sai công năng biến diện tích dành cho trẻ, sinh hoạt cộng đồng thành nhà ăn thì phải "kêu" với UBND Quận và Thanh tra Sở Xây dựng.

Bộ Xây dựng cũng đưa ra quan điểm: “Nếu cư dân N05 có kêu cứu “Bộ Xây dựng” thì Bộ cũng chỉ có thể nhắc nhở Tổng công ty Vinaconex thực hiện theo đúng hợp đồng cam kết với dân và thực hiện đúng theo thông tư đã ban hành của Bộ”, chứ không thể can thiệp quá sâu vào việc giải quyết các mâu thuẫn này.

Vì các tranh chấp về hợp đồng dân sự trong quá trình thực hiện quản lý sử dụng nhà chung cư phải xử lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm với sản phẩm mà mình đã bàn giao cho người dân.

Ngoài ra, còn một trăn trở trong cách quản lý nhà chung cư mà vị đại diện Bộ Xây dựng này đặt ra là kinh phí vận hành.

“Có một vấn đề mà cả 2 bên (chủ đầu tư và người dân) luôn né tránh đó là kinh phí vận hành nhà chung cư này ở đâu? Nếu giải đáp được câu hỏi này sẽ công bằng được về lợi ích. Bởi lẽ người dân thì không muốn đóng phí còn chủ đầu tư thì kêu không đủ tiền để có thể vận hành” – Đại diện Bộ Xây dựng nói.

Có lẽ đây là mấu chốt gây ra những bức xúc, những đấu tranh của người dân sống tại chung cư suốt thời gian qua. Phải chăng Vinaconex sử dụng sai công năng, đưa diện tích dành cho nhóm trẻ, sinh hoạt cộng đồng tại N05 biến thành chỗ cho thuê nhà hàng ăn, hay trì hoãn việc cung cấp gas theo đúng hợp đồng, thậm chí là việc trước đó thu phí gửi xe cao ngất ngưởng, cũng bởi một nguyên do cuối cùng: Muốn kiếm được lợi nhuận để vận hành nhà chung cư?

Theo GDVN

Theo GDVN

Bạn có thể quan tâm