Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng Xây dựng: 'Không cầm tay chỉ việc cho tập đoàn'

Với những tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết chỉ quản về cán bộ, hiệu quả làm ăn, còn hạch toán thì các đơn vị này phải chịu trách nhiệm.

Bộ trưởng Xây dựng: 'Không cầm tay chỉ việc cho tập đoàn'

Với những tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết chỉ quản về cán bộ, hiệu quả làm ăn, còn hạch toán thì các đơn vị này phải chịu trách nhiệm.

Tại buổi kỷ niệm 55 năm thành lập ngành xây dựng diễn ra ngày 24/4, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, bên cạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thời gian tới, việc quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ được tăng cường.

Với những doanh nghiệp nhà nước đang được bộ quản lý, ông Dũng cho biết bộ Xây dựng chủ yếu đứng ở tư cách đại diện chủ sở hữu pháp nhân, quản lý cán bộ và hiệu quả làm ăn. “Riêng việc hạch toán, các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm, bộ không cầm tay chỉ việc”, người đứng đầu bộ Xây dựng nhấn mạnh và cho biết, trong trường hợp không có bộ quản lý, sẽ có cơ quan khác quản lý như ở một số nước. Hiện, doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp nhà nước đang khó khăn về việc làm, hiệu quả, nợ xấu nên theo ông Trịnh Đình Dũng, phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, không chủ động thực hiện công trình đúng tiến độ.

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, bộ chỉ quản lý cán bộ, hiệu quả làm ăn, riêng việc hạch toán, các doanh nghiệp nhà nước do bộ phụ trách phải tự làm, bộ không "cầm tay chỉ việc".

Về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Bộ trưởng Dũng cho biết, đây là vấn đề lớn nên sẽ thực hiện bằng hệ thống giải pháp đồng bộ nhưng trên nguyên tắc cân đối cung cầu, gắn với chiến lược phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội. “Vừa rồi đã có những gói tín dụng lãi suất thấp, nhưng nếu phát triển, sau này vẫn cần phải có các gói này, không phải vì bất động sản khó khăn mà do cái khó của thị trường. Hiện nay thị trường khó khăn, gói hỗ trợ sẽ hỗ trợ người nghèo, tăng cầu, sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng” , Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Đánh giá thành tựu phát triển đô thị, ông cho rằng, còn bộc lộ một số hạn chế, chất lượng, hạ tầng một số nơi thiếu đồng bộ, ô nhiễm môi trường, giao thông ùn tắc ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp chưa có chính sách và sự quan tâm đúng mức nên một bộ phận người dân nghèo ở đô thị, khu công nghiệp vẫn ở trong nhà chật chội.

Người đứng đầu bộ Xây dựng cũng cho biết sắp tới, sẽ có những quan điểm mới để huy động nguồn lực và quản lý chặt chẽ các nguồn vốn Nhà nước, đặc biệt là ngân sách.

2 kỷ lục của ngành xây dựng trong nửa thế kỷ

Thủy điện Sơn La và trung tâm Hội nghị quốc gia được Bộ Xây dựng điểm mặt vào 2 trong số những công trình đạt tốc độ thi công nhanh nhất trong lịch sử ngành xây dựng thời kỳ đổi mới.

Hoàn thành tháng 12/2012 sau 7 năm khởi công, thủy điện Sơn La “về đích” trước kế hoạch 3 năm và được cho là “niềm tự hào to lớn của ngành xây dựng về thành tích thi công”. Thông điệp này được bộ Xây dựng chia sẻ, nhân kỷ niệm 55 ngành xây dựng. Ngoài ra, trung tâm hội nghị quốc gia tại Hà Nội – công trình phục vụ thành công hội nghị APEC diễn ra tại Việt Nam năm 2006 cũng được coi là mốc son về tổ chức thi công của ngành. Mất 22 tháng (tương đương với gần 2 năm), 9 tập đoàn, tổng công ty xây dựng tham gia thi công kể từ năm 2004, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Hoàng Anh

Theo Infonet

Hoàng Anh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm