Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng Tuấn Anh: Vụ việc 'đường lưỡi bò' cho thấy lỗ hổng pháp lý

Trả lời đại biểu Phạm Văn Hòa liên quan phản ánh của báo Zing.vn về hàng hóa có "đường lưỡi bò", ông Trần Tuấn Anh nói có lỗ hổng pháp lý mà các bộ cần rà soát, để tránh lặp lại.

  • Phiên chất vấn trực tiếp ở Quốc hội diễn ra trong 3 ngày: 6-8/11. Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh là người thứ hai sau Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường.
  • Nội dung chất vấn Bộ trưởng Cường xoay quanh các vấn đề: Công tác quản lý, điều tiết điện lực, việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo; công tác quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...

  • Còn 44 đại biểu chờ chất vấn vào sáng 7/11

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết vẫn còn tới 44 đại biểu chờ chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Phiên chất vấn sẽ tiếp tục vào sáng 7/11.

  • Asanzo, Khải Silk có đơn thuần là gian lận thương mại hay không?

    Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đề nghị Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giải trình rõ hơn về vấn đề hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam. Ông cho rằng vấn đề quan trọng nhất mà Bộ trưởng chưa trả lời là lỗ hổng về mặt pháp luật, hàng rào kỹ thuật chưa đủ mạnh để kiểm soát tình hình, đặc biệt sự công khai minh bạch về quy định thế nào là hàng Việt Nam.

    “Chính sự thiếu minh bạch này đã làm cho nhiều doanh nghiệp như kiểu Asanzo không biết mình có vi phạm không. Như vậy, đẩy người dân và doanh nghiệp vào thế rủi ro rất cao. Asanzo, Khải Silk có đơn thuần là gian lận thương mại hay không”, ông Sinh đặt câu hỏi.

    Đại biểu tỉnh Hòa Bình cho rằng doanh nghiệp Việt Nam đang chết ngay trên sân nhà. Ông Sinh đặt câu hỏi liệu kinh tế Việt Nam là "kinh tế mở" hay "kinh tế hở".

  • Đa dạng hóa nguồn đầu tư vào truyền tải điện

    Đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh chất vấn: "Một trong những điểm nghẽn cơ bản trong phát triển năng lượng tái tạo là thiếu hạ tầng truyền tải điện trong khi nước ta còn rất thiếu thốn điện. Giải pháp căn cơ và dài hạn cho việc thiếu hệ thống truyền tải điện là gì? Nguồn vốn Nhà nước có hạn thì có cơ chế cho tư nhân đầu tư không?".

    Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đồng tình hiện có điểm nghẽn là điều kiện hạn chế nguồn lực Nhà nước và của EVN. Do đó, nếu thiếu nguồn đầu tư cho phép của luật pháp bao gồm cả hệ thống truyền tải và các trạm biến áp thì sẽ tiếp tục hạn chế việc giải tỏa công suất.

    Theo ông, các vùng phụ tải cao hiện nay tập trung ở khu vực mà đường truyền tải chưa hoàn thiện chưa đảm bảo cơ sở. Tới đây, trong dài hạn, Bộ sẽ tiếp tục cùng các bộ ngành nghiên cứu tham mưu báo cáo Chính phủ, Quốc hội sửa đổi bổ sung một số nội dung trong các luật như Luật Đầu tư, Luật Điện lực để làm rõ cơ chế mới cho phép đa dạng hóa nguồn đầu tư vào hệ thống truyền tải điện.

    Ông cũng cho biết hiện có các doanh nghiệp tư nhân như Tập đoàn Trung Nam có nghiên cứu báo cáo Bộ Công Thương và các bộ ngành, đề xuất xây đường dây 500 kV để đảm bảo công suất. Căn cứ quy định luật pháp, Bộ đã thẩm định báo cáo Chính phủ cho đường dây này như hợp phần trong đầu tư dự án điện mặt trời của Trung Nam.

    Như vậy có thể xem xét phê duyệt thực hiện đầu tư phát triển nguồn kết hợp với hệ thống lưới điện. Nhưng về lâu dài, theo Bộ trưởng Công Thương, cần điều chỉnh luật hoặc văn bản hướng dẫn pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép vận dụng cơ chế trong luật Điện lực cho phép xã hội hóa về truyền tải điện.

    “Không có nghĩa đầu tư cho truyền tải điện mà đánh mất vai trò độc quyền của Nhà nước ở trong luật này, chúng ta có thể áp dụng hình thức BT”, Bộ trưởng Công Thương nói và cho biết dự luật PPP cũng đưa quy định cho phép đa dạng hơn nguồn đầu tư của xã hội về truyền tải để đảm bảo công suất.

  • Còn 23 doanh nghiệp và 800.000 người bán hàng đa cấp

    Trả lời câu hỏi của đại biểu Dương Tuấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) liên quan đến tình hình quản lý bán hàng đa cấp, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết đã siết chặt quản lý và thu nhỏ lại số doanh nghiệp bán hàng đa cấp. 

    Trước đây, khoảng 50 doanh nghiệp và 1,3 triệu người tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp, đến nay con số chỉ còn 23 doanh nghiệp và 800.000 người tham gia. Trong số này, có khoảng 300.000 người thực sự tham gia đặt mục tiêu hướng tới lợi nhuận, còn lại muốn được hưởng chiết khấu cho các sản phẩm bán hàng đa cấp.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết hiện nay đa cấp bất chính không chỉ bán hàng đa cấp trong các mặt hàng sản phẩm thương mại, mà còn huy động tín dụng hay đa cấp trong các dịch vụ khác. Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, báo cáo Chính phủ và Quốc hội để có biện pháp để điều tra, xử lý.

  • Hàng giả, hàng lậu có sự tiếp tay của lực lượng chức năng địa phương

    Trả lời đại biểu Trần Văn Tiến về nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận đây là tình trạng tương đối phổ biến, được tổ chức tinh vi và có liên kết cả trong phạm vi trong và ngoài nước. Ông cũng nhấn mạnh đây là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, đặt ra yêu cầu phối hợp đấu tranh chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

    Theo Bộ trưởng Công Thương, vừa qua Tổng cục Quản lý thị trường được thành lập để giải quyết tình trạng này, lực lượng này đang tiếp tục phát huy vị thế qua việc phối hợp với các địa phương.

    Thừa nhận Bộ Công Thương và lực lượng quản lý thị trường có trách nhiệm của mình, song theo ông Tuấn Anh cho rằng cần có trách nhiệm của cả hệ thống trong đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, cũng như đấu tranh với các hành vi tiếp tay.

    “Không chỉ có thuốc giả mà còn có quần áo giả, việc này có sự tiếp tay của lực lượng chức năng của địa phương. Bộ Công Thương vừa qua quyết liệt đấu tranh chống các mặt hàng giả như đường, quần áo, tập trung một số địa bàn trọng điểm như Đồng Tháp, An Giang, Hà Nội”, Bộ trưởng nói.

    Ông nhấn mạnh tới đây Tổng cục Quản lý thị trường sẽ làm tốt hơn nhiệm vụ của mình và có giải pháp đấu tranh hữu hiệu hơn nữa.

  • Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

    Đại biểu Ngàn Phương Loan (Lạng Sơn) phản ánh tình trạng người tiêu dùng thiếu thông tin khi mua hàng qua kênh thương mại điện tử.

    Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thừa nhận pháp luật và thể chế chưa hoàn thiện, còn có sự chồng lấn. Hiện cũng chưa đảm bảo hạ tầng thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    Do đó, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông và Ngân hàng Nhà nước để ban hành một số thông tư, nghị định nhằm hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, nhất là gắn với thanh toán điện tử.

    Đặc biệt, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ được nghiên cứu kết hợp với Luật Quảng cáo và Luật An ninh mạng để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trên nền tảng này.

  • Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời về hàng hóa cài cắm 'đường lưỡi bò' Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng sau những vụ việc hàng hóa cài cắm "đường lưỡi bò" cần hoàn thiện vấn đề pháp lý để không xảy ra tình trạng tương tự.
  • Vụ việc "đường lưỡi bò" cho thấy có lỗ hổng pháp lý

    Trả lời, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thừa nhận đây là một hiện tượng mới xuất hiện. Ông cho biết xuất hiện bản đồ định vị có phần mềm chưa "đường lưỡi bò" sau khi một số sản phẩm nghe nhìn gặp tình trạng tương tự.

    Người đứng đầu ngành công thương cho biết ngay sau khi xảy ra vụ việc, đã tổ chức kiểm tra rà soát lại. Trước mắt, Bộ Công Thương thống nhất với Tổng cục Hải quan đối với ôtô phục vụ triển lãm, tổ chức tịch thu, sung công.

    Sau đó, ông cho biết cần có biện pháp phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát pháp lý để đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn, tránh trường hợp lợi dụng tương tự trong tương lai.

    Với một doanh nghiệp khác thực hiện hoạt động nhập khẩu ôtô, cũng xuất hiện "đường lưỡi bò" cài cắm vào, Bộ Công Thương đã yêu cầu thu hồi toàn bộ. Đồng thời, tước giấy phép nhập khẩu và kinh doanh ở Việt Nam cho đến khi nào khắc phục xong.

    "Qua đây chúng tôi thấy có một lỗ hổng trong pháp lý, mà các bộ ngành trong đó có Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Bộ Thông tin & Truyền thông... sẽ tiếp tục cần rà soát lại, để đảm bảo không xảy ra sự việc tương tự trong tương lai. Chúng ta sẽ hoàn thiện pháp luật và thể chế", ông nói.

    Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời về hàng hóa cài cắm 'đường lưỡi bò' Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng sau những vụ việc hàng hóa cài cắm "đường lưỡi bò" cần hoàn thiện vấn đề pháp lý để không xảy ra tình trạng tương tự.
  • Doanh nghiệp nhập hàng Trung Quốc, gắn mác Việt Nam rồi xuất đi các nước

    Đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Kạn) yêu cầu Bộ Công Thương nêu rõ nguyên nhân và trách nhiệm của Bộ trong việc để các doanh nghiệp lợi dụng hàng hóa gắn mác Việc Nam chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đi các nước khác.

    Trả lời, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết Việt Nam đang có cơ hội hội nhập sâu rộng với thế giới thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, xuất hiện những dấu hiệu cho thấy các sản phẩm đội lốt xuất xứ hàng Việt Nam để tranh thủ ưu đãi về thuế quan, mới nhất là lô nhôm trị giá 4,3 tỷ USD giả hàng Việt chờ đi Mỹ.

    Bên cạnh đó là hàng loạt sản phẩm thiết bị điện tử, máy tính, các sản phẩm của dệt may da giày và đặc biệt là gỗ dán và các sản phẩm gỗ.

    Bộ Công Thương khẳng định đã chủ động phối hợp và báo cáo Chính phủ. Đồng thời, chỉ đạo các bộ, ngành cùng phối hợp quản lý và xử lý những vấn đề này. Mới đây, Thủ tướng cũng đã phê duyệt đề án về phòng vệ thương mại, tập trung đấu tranh những hành động gian lận thương mại.

    Về mối quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết không bị tổn hại và cơ bản vẫn giữ được quan hệ tốt.

  • Đại biểu đặt câu hỏi về hàng hóa có "đường lưỡi bò" sau phán ánh của Zing.vn

    Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đặt câu hỏi: "Vừa qua Báo điện tử Zing.vn đăng nhiều thông tin về việc cài cắm đường lưỡi bò của Trung Quốc vào hàng hóa ở Việt Nam như quả địa cầu, ôtô gắn định vị, phim ảnh… Hải quan đã phát hiện và xử lý nhiều vụ, số đã bán đến người tiêu dùng hết sức nguy hại.

    Xin hỏi trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này? Có biện pháp gì để không tái diễn hình ảnh tương tự làm ảnh hưởng đến người dân?".

     

     

  • ‘Bộ quản lý đa ngành nên dù nỗ lực liên tục, vẫn còn hạn chế’

    Trong 5 phút báo cáo trước chất vấn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết đây là lần thứ ba ông được trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Việc này cho thấy yêu cầu nhiệm vụ của ngành công thương cùng với các bộ, ngành thuộc Chính phủ là yêu cầu thường xuyên.

    “Việc này cũng thể hiện sự quan tâm của nhân dân và cử tri cả nước đối với trách nhiệm của bộ trong thực thi nhiệm vụ”, ông nói.

    Phien hop chat van va tra loi chat van anh 1

    Bộ trưởng chia sẻ sau mỗi kỳ họp Quốc hội cũng như mỗi phiên chất vấn, Bộ Công Thương luôn xác định trách nhiệm của mình trong tiếp thu, thực hiện nghiêm kết luận của Quốc hội, chấp hành nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước, hoàn thiện thể chế pháp luật.

    “Bộ Công Thương là cơ quan quản lý ngành nhiều lĩnh vực rất đa dạng. Bởi vậy, dù cố gắng, nỗ lực liên tục nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong thực thi, trong đó có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Chúng tôi coi đây là cơ hội lắng nghe ý kiến của cử tri để giúp hoàn thiện hơn”, ông nói.


  • 76 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

    Với 82,4% đại biểu muốn chất vấn, người đứng đầu Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh là một trong những thành viên Chính phủ được trông đợi nhất trong 3 ngày chất vấn kỳ này. Con số 82,4% chỉ thấp hơn một chút so với người chiếm số lượng nhiều nhất là Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân với 85%, theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.

    Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết đã có 76 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.

  • Infographic 3 ngày đăng đàn trả lời chất vấn của Thủ tướng và 4 tư lệnh ngành

     

    Phien hop chat van va tra loi chat van anh 2



Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm