Dù cho rằng “Việc làm đó là tốt”, nhưng ông Kiêm vẫn cho rằng: “Nhưng tốt hơn là là anh có thể thông qua bộ máy, cấp phó của anh để đốc thúc”.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đu bám dây xuống hiện trường. |
Thậm chí ông Kiêm còn cảnh giác (không thừa): “Không nên làm như kiểu hòn đá ném ao bèo” với nỗi lo: “Một số nơi bộ trưởng Đinh La Thăng đến chỉ đạo thì việc trôi chảy, nhưng sau khi ông Thăng đi rồi thì bộ máy lại không vận hành trơn tru nữa”.
Thế nhưng mặt khác, từ lâu nay, những phàn nàn có thật và khá nhiều của đa số người dân về việc các bộ trưởng nên đi thực tế nhiều hơn, “vi hành” nhiều hơn để thấm hơn bức xúc của dân.
Câu hỏi “Bộ trưởng (nào đó) luôn được nêu ra trong chương trình “Dân hỏi, bộ trưởng trả lời của VTV” như thể hiện một bức xúc, thậm chí một giận dữ về việc chưa gần dân của quan chức.
Có lẽ vì vậy khi một vụ tai nạn giao thông lớn xảy ra cách đây không lâu, hình ảnh Bộ trưởng Thăng đu dây xuống tận vực để xem xét hiện trường và chỉ đạo tại chỗ vẫn là một hình ảnh ấn tương trong nhiều người dân.
Bộ trưởng Đinh La Thăng (bìa phải) kiểm tra tiến độ thi công đường cao tốc Hà Nội. |
Hoặc khi ông Thăng ra hiện trường một công trình bê bối và cách chức ngay một nhân vật nào đó tôi tin sẽ rất hợp lòng nhiều người dân, ít nhất với bà con tại khu vực công trình bê bối này.
Có lẽ nhiều vị đại biểu Quốc hội cũng cảm nhận điều này nên số phiếu tín nhiệm cao dành hôm 15/11 cho Bộ trưởng Thăng mới cao như vậy.
Thú thật là tôi rất phân vân nên góp ý như thế nào trong hành xử của các bộ trưởng chứ không chỉ Bộ trưởng Thăng: Không đi, không gần dân bị trách móc là rõ rồi nhưng "chạy ra đường" ở một số vụ việc cụ thể cũng không phải đã được ủng hộ.
Vậy các bộ trưởng, ở đây cụ thể là Bộ trưởng Thăng phải nên như thế nào: ở nhà hay chạy ra đường?