Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng Singapore: Nước nhỏ không có nghĩa là quỵ lụy

Bộ trưởng Nội vụ Singapore đã bày tỏ quan điểm về cuộc tranh luận giữa một đại sứ của nước này và hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu.

Ngày 2/7, Bộ trưởng Nội vụ Singapore K Shanmugam dùng từ "đáng ngờ về trí tuệ" để miêu tả bài viết về chính sách đối ngoại của ông Kishore Mahbubani, hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu và vốn là một chiến lược gia đối ngoại lớn của Singapore.

Ông Shanmugam, người từng là ngoại trưởng Singapore, phản đối: "Bình luận của Kishore rằng 'nước nhỏ phải luôn hành động như nước nhỏ' là trái ngược với những nguyên lý cơ bản của Lý Quang Diệu. Ông Lý chưa bao giờ ủng hộ sự hèn nhát hay tư duy nhỏ. Chúng ta có đạt được những điều như hiện tại nhờ tư duy nhỏ?"

Tranh cai quan diem nuoc nho Singapore anh 1
Từ trái sang phải: Đại sứ lưu động Bilahari Kausikan, Bộ trưởng Nội vụ và Pháp luật K Shanmugam, hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Kishore Mahbubani. Ảnh: CNA.

 

Theo ông, chính vì không tư duy nhỏ nên Singapore mới luôn được tôn trọng "dù là một trong những nước nhỏ nhất trên thế giới". 

Từng là bộ trưởng ngoại giao, ông luôn ý thức Singapore là một nước nhỏ. Tuy nhiên, ông "không bao giờ cho phép bản thân bị bắt nạt mỗi khi đại diện Singapore".

"Có những Bộ trưởng nước khác từng đe dọa chúng ta, bằng các cách khác nhau, lên giọng khi chúng ta không cho điều họ muốn. Và giống như các ngoại trưởng Singapore khác từng làm, tôi chỉ nhìn vào mắt họ và nói chúng tôi giữ quan điểm. Họ phải thay đổi thái độ sau đó", ông Shanmugam nói. 

Cho rằng Singapore cần xác định rõ lợi ích quốc gia và tìm cách đạt được mục tiêu một cách thông minh, ông phản đối ý định "đi bằng đầu gối và quỵ lụy".

Trước đó, trong một bài báo trên Straits Times, Giáo sư Mahbubani, hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu và từng có thời gian dài đại diện Singapore tại Liên Hợp Quốc, chỉ ra ba bài học từ cuộc khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh khiến Qatar bị các nước láng giềng cô lập. Trong đó, bài học đầu tiên là "nước nhỏ phải luôn hành xử theo kiểu của nước nhỏ".

Ý kiến này bị Đại sứ lưu động Bilahari Kausikan chỉ trích là "lung tung, sai trái". Ông còn cho rằng việc hiệu trưởng của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu mang tư tưởng này là vô cùng nguy hiểm.

Ông Kausikan nhấn mạnh cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu không tỏ ra nhún nhường trước các nước lớn để nhận được sự tôn trọng. Theo ông, thế hệ đi trước đã không ngần ngại đấu tranh cho lý tưởng và nguyên tắc mà họ theo đuổi, thậm chí phải liều mạng.

"Đất nước Singapore độc lập chẳng thể tồn tại và thịnh vượng nếu họ luôn hành xử như lãnh đạo của một nước nhỏ theo lời ông Kishore", Đại sứ lưu động Kausikan viết.

Ông cảm thấy xấu hổ và thất vọng khi Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu cho rằng sự phụ thuộc là một nhân tố trong chính sách đối ngoại của Singapore.

Những 'điểm nóng' tại Đối thoại Shangri-La 2017 Đối thoại Shangri-La 2017 khai mạc tối 2/6 tại Singapore với chủ đề được quan tâm là chính sách của Mỹ tại châu Á, tình hình Biển Đông và cuộc chiến chống khủng bố.

Những gánh tuồng cổ cuối cùng giữa Singapore hiện đại

Tại Singapore hiện chỉ còn khoảng 10 gánh tuồng cổ hoạt động. Họ miệt mài biểu diễn ở những sân khấu lưu động với lượng khán giả ngày một ít.

Du khách Đức chết ở núi lửa Indonesia

Do điều kiện địa hình và thời tiết, đội cứu hộ đã mất 8 ngày mới tìm thấy thi thể du khách xấu số bên cạnh một thác nước.

Thế Long

Bạn có thể quan tâm