Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng Công Thương yêu cầu sớm có giá điện 2 thành phần

Việc triển khai giá điện 2 thành phần (giá công suất và giá điện năng) giúp tách bạch giá, phí truyền tải trong cơ cấu giá thành điện năng...

Hiện Việt Nam vẫn đang áp dụng giá điện 1 thành phần, tức tiền trả theo sản lượng dùng. Ảnh: EVN.

Ngày 5/7, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự Hội nghị triển khai Nghị định số 80 về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA).

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định cơ chế DPPA là bước tiến quan trọng trong hình thành, phát triển thị trường điện đầy đủ tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng, ban hành, vận hành cơ chế này, do đó không tránh khỏi hạn chế nhất định về nội dung và bỡ ngỡ trong vận hành giai đoạn đầu.

Do đó. Bộ trưởng đề nghị Cục Điều tiết điện lực và Vụ Pháp chế rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các thông tư hướng dẫn để bảo đảm việc triển khai thực hiện cơ chế DPPA không có vướng mắc, trở ngại lớn.

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất cơ chế thí điểm giá điện 2 thành phần (giá công suất và giá điện năng); tách bạch giá, phí truyền tải trong cơ cấu giá thành điện năng...

Hiện Việt Nam vẫn đang áp dụng giá 1 thành phần, tức tiền trả theo sản lượng dùng. Trong khi quá trình cung cấp điện gồm 2 thành phần là công suất đăng ký và điện năng tiêu dùng.

Cách tính này không phản ánh chính xác chi phí ngành điện bỏ ra (khấu hao tài sản, đường dây, trạm biến áp...) cho mỗi khách hàng, không góp phần cải thiện hệ số sử dụng thiết bị, tạo rủi ro cho ngành điện khi thu hồi chi phí cố định qua giá điện năng.

Với giá 2 thành phần, khách hàng sẽ trả riêng cho mỗi kW công suất đăng ký hàng tháng với nhà cung cấp. Khi không sử dụng, khách hàng vẫn phải trả chi phí này thay vì ngành điện chịu và thu hồi qua điều chỉnh giá.

Ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, từng cho biết ngoài thành phần giá điện năng, việc áp dụng thêm giá công suất sẽ khuyến khích khách hàng sử dụng điện hiệu quả, góp phần nâng cao hệ số phụ tải điện và tiết kiệm được tiền điện, đồng thời giúp giảm việc đầu tư công suất nguồn và mở rộng lưới điện đáp ứng nhu cầu điện cho khách hàng và thu hồi được chi phí đầu tư đối với khách hàng đăng ký công suất lớn nhưng sử dụng ít hơn so với mức công suất đã đăng ký.

Cơ chế giá này đã được Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng từ năm 2014.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nhấn mạnh nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam tăng lên rất nhanh, dao động 12-13%/năm và dự kiến còn tăng cao hơn trong thời gian tới.

Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam cần gấp đôi công suất điện của hệ thống so với hiện nay, khoảng 150.424 MW, tương đương tăng trên 14%/năm. Đến năm 2050 có thể đạt trên 500.000 MW, gấp 6-7 lần công suất hiện nay.

Do đó, để bảo đảm cung ứng điện bảo đảm theo Quy hoạch điện VIII và yêu cầu trung hòa carbon vào năm 2050, Việt Nam cần huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển nguồn, hệ thống truyền tải và lưu trữ điện.

Mặt khác, cần đẩy nhanh rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách đủ mạnh, khả thi để đẩy mạnh thu hút đầu tư, vận hành hệ thống năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, cơ quan của Chính phủ đề nghị hoàn thiện cơ chế giá, vận hành, quản trị, hệ thống (như sửa đổi Luật Điện lực; phát triển thị trường điện cạnh tranh ở cả 3 cấp độ; xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, cơ chế phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi; ban hành cơ chế giá điện 2 thành phần; tách bạch giá, phí truyền tải trong cơ cấu giá thành điện năng...).

Chính thức có 2 hình thức mua bán điện tái tạo trực tiếp

Hai hình thức mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn là thông qua đường dây kết nối riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Giá điện, nước, thịt heo kéo CPI quý II tăng 4,39%

CPI tháng 6 tăng 0,17% so với tháng trước và 4,34% so với cùng kỳ. Tính riêng quý II, CPI tăng 4,39% so với cùng kỳ năm 2023.

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn làm điện gió, điện khí ở Việt Nam

Lãnh đạo một số tập đoàn Hàn Quốc muốn Chính phủ có cơ chế hỗ trợ pháp lý, tài chính để đầu tư, hoàn thành các dự án quy mô lớn.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm