Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Bố tôi giàu, Lamborghini tôi ngon'

Chiếc xe trị giá 282.000 USD là món quà năm ngoái của bố mẹ mua tặng Andy Guo. Họ làm việc trong ngành than, thường xuyên đi lại giữa Vancouver và tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Andy Guo rất thích lái chiếc xế cưng Lamborghini Huracan màu đỏ và không muốn dùng chung xe với người anh em sinh đôi Anky. Chàng trai 18 tuổi là người Trung Quốc, đang học chuyên ngành kinh tế tại Đại học British Columbia, Canada.

"Hay va chạm lắm", Guo nói trước đám đông đang trầm trồ nhìn chiếc xe và cả tấm biển số độc CTGRY 5, cách viết tắt cho thang bão mạnh nhất. 

Với anh em Guo, chiếc xe này trông giống trang sức "làm màu" hơn là để đi. "Chỉ có một chiếc ba lô, vài cuốn sách và ít quần áo đã giặt sạch, nhưng tôi không thể xếp vừa mọi thứ bên trong. Cảnh sát có lần còn tấp xe vào lề đường chỉ để nhìn nó", cậu than thở.

Giấc mơ trời Tây

Theo New York Times, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã biến nhiều nông dân thành tỷ phú. Ngày càng nhiều đại gia Trung Quốc muốn khoe sự giàu có của gia đình ở nước ngoài, nơi quy định pháp luật, không khí và chất lượng giáo dục đều hơn hẳn quê nhà.

Với tỷ giá ngoại tệ tương đối thấp và chính sách nhập cư thoáng, Canada là điểm đến hàng đầu của những người giàu nhất Trung Quốc. Theo số liệu chính phủ giai đoạn 2005 - 2012, ít nhất 37.000 triệu phú Trung Quốc tận dụng chương trình đầu tư nhập cư để được phép thường trú tại tỉnh British Columbia.

Khu vực đô thị 2,3 triệu USD là nơi ở của ngày càng nhiều cư dân Trung Quốc. Năm 2011, con số này đã tăng lên 18%, vượt mức chưa đầy 7% của năm 1981.  

tang lop phu nhi dai Trung Quoc o Canada anh 1

Chelsea Jiang trên chiếc Lamborghini tại một buổi tiệc tại đại lý hãng xe ở Vancouver, British Columbia hồi tháng trước. Ảnh: New York Times


Nhiều cư dân cho biết cơn lũ di cư của người Trung Quốc đã kéo theo cuộc khủng hoảng nhà ở. Theo kết quả khảo sát năm 2016 của công ty tư vấn Demographia, Vancouver là thành phố đắt đỏ bậc nhất tại Canada, nếu muốn mua một ngôi nhà. Mức giá trung bình của một ngôi nhà riêng lẻ ở Vancouver cao hơn gấp đôi giai đoạn 2005-2015, khoảng 1,6 triệu CAD (1,2 triệu USD).

Tiền không thành vấn đề 

Không ít người tức giận với sự nổi lên của nhóm người mua bất động sản và chủ sở hữu vắng mặt, đặc biệt từ Trung Quốc. Nhưng sự tức giận không ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống xa hoa của người Trung Quốc giàu có tại Vancouver. Đối với những người mà "tiền không thành vấn đề", mục tiêu tiếp theo sau khi mua một căn nhà thường là một chiếc xe. 

Nhiều đại lý xe hơi sang trọng tại đây thuê lao động Trung Quốc, minh chứng cho thấy sức mạnh chi tiêu của những công dân mới đến thành phố này. Theo Tập đoàn Bảo hiểm British Columbia, trong năm 2015, 2.500 chiếc xe trị giá hơn 150.000 USD đã đăng ký tại thành phố Vancouver, tăng gấp đôi con số 1.300 trong năm 2009.

Nhiều chủ sở hữu xe ở Vancouver là "phú nhị đại", thế hệ giàu có thứ hai ở Trung Quốc. Phú nhị đại đem theo cả niềm đam mê siêu sang đến Vancouver. Trong khi Lamborghini trắng là loại xe được nhiều thiếu nữ Trung Quốc ưa chuộng, thì các cậu trai thường cho thuê siêu xe của mình sau vài tháng dùng để lên đời xe mới và hợp mốt hơn.

Câu lạc bộ siêu xe là nơi tập trung hàng trăm người nhập cư trẻ Trung Quốc và người gốc Trung Quốc sinh ra tại Canada. Ngoài chia sẻ niềm đam mê chung, họ còn "độ" xe và chụp ảnh cùng với xế cưng để chia sẻ trên mạng xã hội.

Vancouver Dynamic Auto Club có 440 thành viên, 90% là từ Trung Quốc. David Dai, 27 tuổi, người sáng lập nhóm, cho biết để tham gia, mỗi thành viên phải có một chiếc xe trị giá hơn 100.000 CAD (77.000 USD). "Họ không làm gì cả. Họ chỉ tiêu tiền của bố mẹ thôi", Dai nói về các phú nhị đại trong nhóm. 

Nhưng đôi khi, đam mê tốc độ cũng gặp rào cản. Năm 2011, cảnh sát từng tịch thu một "phi đội" gồm 13 chiếc Lamborghini, Maserati và nhiều xe hạng sang khác, tổng trị giá 2 triệu USD, vì đua xe trên đường cao tốc Vancouver với tốc độ 200 km/h. Người điều khiển xe là các thành viên một câu lạc bộ siêu xe Trung Quốc và chưa đầy 21 tuổi.

Mới đây, một đám đông thanh niên Trung Quốc đã có mặt tại sự kiện đặc biệt chỉ dành cho khách mời của Rolls-Royce để chiêm ngưỡng chiếc Dawn đỏ - đen mui trần mới, mẫu duy nhất ở Bắc Mỹ. Trong số này có Jin Qiao, 20 tuổi.

Chàng sinh viên có khuôn mặt búng ra sữa chuyển từ Bắc Kinh đến Vancouver cách đây 6 năm cùng mẹ. Hàng ngày, Jin thường lái một trong hai chiếc Mercedes-Benz S.U.V. để đi lại. Nhưng tài sản có giá trị nhất của Jin là chiếc Lamborghini Aventador Roadster Galaxy trị giá 600.000 USD. Ca ngợi nhiều ưu điểm vượt trội của chiếc xe, nhưng Jin nhanh chóng gạt bỏ những lời chỉ trích rằng cuồng siêu xe là hành động khoe của. Với Jin, "có rất nhiều người giàu ở Vancouver, nên chẳng có gì gọi là khoe cả".

Khi được hỏi về nghề nghiệp của cha mẹ, Jin chỉ nói cha cậu là một doanh nhân thành đạt ở Trung Quốc. "Tôi không thể nói được", cậu làu bàu khó chịu.

Cuộc sống nhung lụa

Với mức thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt tương đối cao tại Trung Quốc, siêu xe thường rẻ hơn 50% ở Canada. Người Trung Quốc cho biết tại đất nước này, ít ai thắc mắc rằng tại sao họ lại giàu có.

tang lop phu nhi dai Trung Quoc o Canada anh 2

(Từ trái sang) Loretta Lai, Chelsea Jiang và Diana Wang cùng tham dự buổi tiệc tại đại lý Lamborghini. Ảnh: New York Times

"Tại Vancouver, có nhiều đứa trẻ là con của quan chức tham nhũng Trung Quốc. Ở đây, chúng có thể thoải mái khoe khoang sự giàu có", Shi Yi, 27 tuổi, chủ đại lý xe Luxury Motor, chuyên phục vụ người giàu Trung Quốc, cho hay.

Tuy nhiên, một nhóm khác lại nghĩ rằng siêu xe là khoản đầu tư kém hiệu quả, vì giá trị xe sẽ giảm dần theo thời gian. "Tốt hơn là dành nửa triệu USD để mua hai chiếc đồng hồ đắt tiền hay kim cương", Diana Wang, 23 tuổi, sinh viên Đại học British Columbia, nói. Cô sở hữu hơn 30 túi Chanel và chiếc đồng hồ nạm kim cương của Richard Mille trị giá 200.000 USD

Wang, ngôi sao trên chương trình thực tế "Utra Rich Asian Girls of Vancouver" (Những cô gái châu Á siêu giàu ở Vancouver), thường lái chiếc Ferrari hoặc Mercedes-Maybach khi về thăm bố mẹ ở Thượng Hải. Nhưng ở Canada, bố mẹ chỉ cho Wang 150.000 CAD (115.00 USD) để mua xe, nên cô dùng chiếc Audi RS5.

"Tôi có thể gặp nguy hiểm nếu người khác thấy tôi đi siêu xe", Wang nói. Mặt đồng hồ Breguet trị giá hơn cả một chiếc BMW, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời.

4 năm trước, sau khi bị bạn bè chỉ trích thói quen chi tiêu hoang phí của mình, Wang từng thử làm người vô gia cư 3 ngày trên đường phố Vancouver. Cô rời căn biệt thự mà không đem theo điện thoại, thẻ cá nhân hay ví.

Tự đẩy mình vào hoàn cảnh nghèo khó, Wang cũng xếp hàng nhận thực phẩm quyên góp và cảm thấy sỉ nhục khi bị đuổi khỏi một cửa hàng thức ăn nhanh vì ngủ gục trên bàn. Với Wang, trải nghiệm này giúp cô đánh giá sự hỗ trợ tài chính của cha mẹ với cái nhìn khác hơn. 

"Trước đây, tôi thường không bao giờ nhìn giá. Nhưng giờ thì khác rồi".

Các tiểu thư, thiếu gia Trung Quốc ở trời Tây

Gia thế lẫy lừng, nói tiếng Anh trôi chảy, học vấn cao và biết hưởng thụ cuộc sống, con cháu của những người Hoa siêu giàu đang đổ bộ sang những đô thị nổi tiếng ở phương Tây.

Thú chơi ngông cuồng của các 'cậu ấm' Trung Quốc ở Mỹ

Các học sinh, sinh viên Trung Quốc giàu có tới trường học ở Mỹ vào ban ngày và khoe đẳng cấp xã hội của họ trong những cuộc gặp gỡ bí mật vào ban đêm.



Hoàng Anh (theo New York Times)

Bạn có thể quan tâm