Lễ Manene thường được tổ chức vài năm một lần vào tháng 7 hoặc tháng 8, tùy theo từng làng, AFP cho biết. |
“Khi thực hiện nghi lễ Manene, chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc mở nắp ngôi mộ, rồi lau rửa mộ và khu vực xung quanh”, ông Sulle Tosae, một người dân địa phương, nói với AFP. “Sau đó, chúng tôi sẽ phơi khô thi hài dưới ánh nắng trước khi thay quần áo”. |
Quan tài của người quá cố được đưa ra khỏi ngôi mộ, vốn được đẽo vào sườn núi. |
Ông Rahman Badus cho biết nghi thức này giúp người quá cố có thể phù hộ cho những người còn sống được bình an và hạnh phúc. “Các món lễ vật là biểu hiện cho sự biết ơn của con cháu với người đã khuất”, ông nói. |
Có gia đình biếu tặng người đã mất thuốc lá, trong khi gia đình khác tặng một chiếc kính râm. Một số thi hài còn khá nguyên vẹn nhờ quá trình “xác ướp hóa”, trong khi số khác chỉ còn bộ xương. |
Người Toraja tin rằng linh hồn người chết sẽ ở lại thế giới trước tang lễ và sẽ bắt đầu hành trình tới vùng đất của các linh hồn sau khi trở thành bất tử. Trong ảnh, một gia đình chụp ảnh với thi hài người thân đã khuất. |
Các gia đình Toraja sẽ bảo quản thi hài người quá cố đến khi có đủ tiền tổ chức một tang lễ thịnh soạn. Thi hài vốn được ướp và bảo quản nhờ các sản phẩm tự nhiên như giấm và lá trà. Tuy nhiên, nhiều gia đình đã chuyển sang dùng formaldehyde. |
Nghi lễ Manene khiến nhiều du khách tò mò và thích thú. Dù vậy, ông Badus cho rằng nhiều gia đình đã tổ chức “quá đà”. “Các thi hài cần được đối xử với sự tôn trọng cao nhất trong nghi lễ Manene”, ông nói. “Sự thiếu tôn trọng sẽ để lại hậu quả”. |