Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Tài chính: Tổng kiểm kê tài sản công để nắm rõ nguồn lực quốc gia

Lãnh đạo Cục Quản lý công sản cho biết việc tổng kiểm kê tài sản nhằm nắm thực trạng cũng như đánh giá công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản của các cơ quan, đơn vị.

Một số tài sản công định kỳ phải đánh giá lại như quyền sử dụng đất nhưng chưa được thực hiện hiệu quả. Ảnh: Chí Hùng.

Chiều 18/12, Bộ Tài chính đã tổ chức buổi họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết đây là nhiệm vụ chính trị lớn của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương trong năm 2024 và 2025 để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý, sử dụng, khai thác, huy động có hiệu quả các nguồn của nền kinh tế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

Nắm rõ nguồn lực quốc gia

Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết thực tế hàng năm, các cơ quan, đơn vị vẫn thực hiện kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán (31/12), tuy nhiên, có nhiều yếu tố khiến giá trị tài sản kiểm kê được chưa phản ánh chính xác nguồn lực quốc gia đang có.

“Đây là các tài sản đã tích lũy nhiều năm từ nguồn ngân sách Nhà nước, thực tế đánh giá việc kiểm kê hàng năm chưa tương xứng với giá trị hiện có. Do đó, cần thiết phải thực hiện tổng kiểm kê tài sản để nắm được thực trạng tài sản, đánh giá công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản của các cơ quan, đơn vị, từ đó đưa ra giải pháp quản lý sử dụng, khai thác tốt hơn tài sản công với vai trò là nguồn lực của quốc gia”, ông Thịnh chia sẻ.

Nói rõ hơn, ông Thịnh cho biết qua thực tế kiểm tra ở các cơ quan, đơn vị cho thấy việc hạch toán tài sản của một số nơi chưa đầy đủ, nhiều tài sản sau đầu tư, xây dựng, bàn giao, đưa vào sử dụng nhưng không có hồ sơ, tài liệu để hạch toán trên sổ sách. Có tài sản quy định định kỳ phải đánh giá lại giá trị sử dụng như quyền sử dụng đất nhưng không được đánh giá lại.

Bên cạnh đó, có các tài sản do cá nhân, doanh nghiệp cho, tặng đơn vị, đáng ra phải hạch toán nhưng chưa được hạch toán đầy đủ, chính xác.

“Cũng có nhóm tài sản công chưa có quy định về quản lý, sử dụng, khai thác, chưa rõ quy định về tính hao mòn với tài sản, nên trên sổ sách của đơn vị quản lý chưa có thông tin”, Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho hay.

Hơn 100.000 đơn vị thuộc diện kiểm kê tài sản

Lãnh đạo Cục Quản lý công sản cho biết việc tổng kiểm kê tài sản công theo Quyết định số 213 của Thủ tướng lần này là nhiệm vụ lớn, lần đầu thực hiện tổng kiểm kê với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, ước tính có khoảng 100.000 đơn vị thuộc đối tượng thực hiện kiểm kê với nhiều loại tài sản khác nhau.

kiem ke tai san cong anh 1

Ông Nguyễn Tân Thịnh (đứng), Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính). Ảnh: BTC.

Tại buổi họp, bà Trần Diệu An, Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết tài sản thực hiện kiểm kê theo đề án này gồm các tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định (trừ tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tài sản thuộc danh mục bí mật Nhà nước).

Cùng với đó, kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý gồm giao thông (đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thủy nội địa, hàng hải); cấp nước sạch, thủy lợi; thương mại là chợ; cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; đê điều; cảng cá... cũng thuộc nhóm tài sản cần kiểm kê.

Thời điểm chốt số liệu kiểm kê là 0h ngày 1/1/2025, các tài sản công hình thành từ sau mốc thời gian này sẽ không thuộc đối tượng thực hiện tổng kiểm kê.

Việc tổng kiểm kê trên phạm vi toàn quốc nhằm nắm được thực trạng của tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý về các mặt số lượng, giá trị, cơ cấu, hiện trạng sử dụng... làm cơ sở để hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

“Kiểm kê tài sản cũng là để phục vụ việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ công tác báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công, cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính Nhà nước, báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật”, lãnh đạo Cục Quản lý công sản nhấn mạnh.

Sắp xếp Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp giảm 22 đầu mối

Việc sắp xếp Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư dự kiến giảm tổng số 22/56 đầu mối, giúp bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu quả.

'Nhà nước kiến tạo, tổ chức, cá nhân dẫn dắt kinh tế tuần hoàn'

Bên cạnh vai trò của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho rằng tổ chức và cá nhân cũng là động lực dẫn dắt thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Bộ Tài chính giao các tổng cục sớm sắp xếp tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Tài chính giao các Tổng cục trưởng nghiên cứu, đề xuất đổi mới, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế của đơn vị trước 8/12.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm