Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ sưu tập 300 Truyện Kiều quý hiếm ở hội sách Cần Thơ

Ông Là Văn Tiến có Truyện Kiều ấn bản tiếng Nôm, Hán, Tây Ban Nha, Pháp... Có lúc ông phải sang Mỹ để mua cuốn sách quý cho bộ sưu tập.

Hội sách Cần Thơ ngoài việc giới thiệu các ấn phẩm ngành xuất bản và triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa còn trưng bày các bộ sưu tập quý. Trong đó, bộ sưu tập 300 cuốn truyện Kiều với rất nhiều bản khác nhau của ông Là Văn Tiến (60 tuổi, quận 9, TP HCM) có giá trị lớn.
Ông Là Văn Tiến (áo xanh) cho biết, 300 cuốn sách đa dạng về hình thức, xuất xứ, lịch sử... Quyển sách có giá trị lâu nhất về thời gian là tác phẩm Kiều viết bằng tiếng Pháp của học giả Petrus Ký, xuất bản năm 1911. Quyển mới nhất in năm 2014.
Mỗi cuốn đều có một giá trị riêng. Có sách do hoàng thân triều Nguyễn viết và chỉ xuất bản đúng một lần. Các tác phẩm do ông sưu tầm viết bằng tiếng Nôm, tiếng Hán, Pháp, Tây Ban Nha, Anh...
Các tác phẩm có hình thức thể hiện khác nhau như tranh Kiều, bói Kiều...
Ông Tiến cho biết, ông sưu tập tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du từ năm 1971. Bộ sưu tập của ông cũng đang được xem xét để công nhận kỷ lục Guinness Việt Nam về người có nhiều ấn bản Truyện Kiều nhất.
Ngoài bộ sưu tập trên, hội sách còn có nhiều sách, tư liệu quý về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam. Trong ảnh là cuốn sách khổ lớn với các bản đồ xưa chứng minh chủ quyền hai quần đảo.
Atlas thế giới của Philippe Vandermaelen có giá trị trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Nhiều tư liệu, sách, bản đồ khác cũng được trưng bày.
Ngoài ra trong hội sách còn có nhiều hình ảnh xưa về vùng đất Cần Thơ.

Như Quỳnh

Bạn có thể quan tâm