“Lễ Tết quê hương” là bộ truyện tranh gồm 5 cuốn kể về những phong tục của dân tộc ta, đó là Tết Nguyên đán, Tết bánh trôi, bánh chay, Tết Đoan Ngọ, Tết trung thu và Tết ông Táo.
|
Lễ Tết quê hương - Bánh trắng bánh tròn: Cuốn sách kể về lý do ra đời Tết bánh trôi, bánh chay truyền thống. Người Việt nhớ ơn Mẫu Thượng Ngàn nên lấy ngày bà mất (3/3 Âm lịch) làm ngày Tết bánh trôi, bánh chay. Vào ngày này gia đình nào cũng làm hai loại bánh dâng lên Thánh mẫu với tất cả lòng thành kính. |
|
Lễ Tết quê hương - Con sâu kỳ lạ: Tết Đoan ngọ (Tết diệt sâu bọ) diễn ra ngày 5/5 (âm lịch), vốn là để diệt trừ các loài sâu hại cây cối, hoa màu. Đây cũng là dịp để những người nông dân cầu mong thời tiết ôn hòa, ít thiên tai, dịch bệnh, mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, mọi người cũng mong đẩy lùi bệnh tật gây nguy hại đến cơ thể. |
|
Lễ Tết quê hương - Ông trẳng ông trăng: Cuốn sách kể về truyền thuyết dịp Tết trung thu vào ngày 15/8 (âm lịch). Vào một ngày nọ, vợ Cuội hắt chậu nước bẩn vào cây đa thần. Cây rùng mình, rễ cây phá đất nhô ra rồi từ từ bay lên trời. Cuội hốt hoảng chạy đến ôm chặt gốc đa để giữ lại. Cây thần bay lên cao và dừng lại ở cung trăng. Và cứ rằm tháng Tám, chúng ta lại thấy rõ Cuội ngồi trên cung trăng nhớ về quê hương. |
|
Lễ Tết quê hương - Tạm biệt chép vàng: Tác giả kể lại nguồn gốc Tết Ông táo. Mỗi năm, vào cuối ngày 23/12 (Âm lịch), Táo Quân trở về trời tâu việc lành dữ của thế gian, và chiều 30/12 sẽ từ cõi trời trở lại thế gian để lo công việc cũ. Từ đó, người dân luôn thờ cá chép nhằm mục đích giúp ông Táo có phương tiện đi lên chầu trời. |
|
Lễ Tết quê hương - Mí đi xông đất: Truyền thuyết kể rằng có vị vua quy định cứ mỗi lần hoa đào nở là tính một tuổi và người dân cả nước được mở lễ hội 3 ngày 3 đêm. Sau này, nhân dân gọi dịp này là Tết Nguyên đán, phong tục trở thành truyền thống của dân tộc ta và lưu truyền đến bây giờ. |
lễ Tết quê hương
bộ sách lễ Tết quê hương
sách lễ Tết quê hương
Tết quê hương