Cụ thể, Luật Nghĩa vụ quân sự quy định hết tuổi lao động là 70 tuổi. Trường hợp thanh niên là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động (từ 70 tuổi trở lên) hoặc chưa đến tuổi lao động thì được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên, Luật Lao động (sửa đổi) lại quy định hết độ tuổi lao động là 60 tuổi. Điều này dẫn đến cách hiểu khác nhau về thời điểm "hết tuổi lao động". Nhiều thanh niên có bố mẹ trên 60 tuổi, nhưng vẫn được gọi nhập ngũ.
Luật quy định tạm hoãn gọi nghĩa vụ quân sự "là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động" không thống nhất. Ảnh minh họa: Hoàng Giám |
Trả lời về vấn đề này, Bộ Quốc phòng cho biết Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 trong quá trình triển khai thực hiện đã có những khó khăn, vướng mắc.
Trong đó, quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ được nêu tại điểm b khoản 1 Điều 41: “Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động...”.
Bộ Quốc phòng khẳng định điều khoản này không quy định độ tuổi hết tuổi lao động là 70 tuổi như ý kiến của cử tri phản ánh. Đây là sự chưa cụ thể, thiếu chi tiết trong luật, dẫn đến không thống nhất trong quá trình thực hiện xét duyệt đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ ở địa phương.
Bộ Quốc phòng nêu rõ sẽ tiếp thu, xem xét chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ, báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành; bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong triển khai, góp phần thực hiện công bằng trong công tác tuyển quân.
Những cuốn sách hay về xã hội
Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.