Bộ phận nào của cá chứa nhiều chất bẩn nhất?
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ruột cá là bộ phận bẩn nhất. Cá sống dưới nước nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Ảnh: Eating Well. |
Sơ chế ruột cá như thế nào để tránh bị độc?
Ruột cá là món khoái khẩu của nhiều người. Ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác. Do đó, chúng ta cần chế biến cẩn thận trước khi ăn như: Rửa thật sạch bằng muối, nấu chín, tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng. Ảnh: Freepik. |
Nuốt mật cá có thể chữa bệnh đau lưng, mỏi gối?
Nhiều người cho rằng nuốt mật cá có thể chữa bệnh đau lưng, mỏi gối, các bệnh đường tiêu hóa... Tuy nhiên, theo thạc sĩ dinh dưỡng Trương Nhật Khuê Tường, khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học y Dược TP HCM, hiện chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh. Ảnh: Unplash. |
Ăn bộ phận nào của cá có thể gây tử vong?
Mật cá cung cấp men, enzyme, song, cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Ăn mật cá có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp. Nhiều người lấy mật cá ủ rượu như mật cá trắm, rất nguy hiểm, có thể khiến tử vong. Ảnh: Eating Well. |
Cá nuôi càng lâu, hàm lượng chất nào trong não càng cao?
Theo Phó giáo sư Ninh, cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Vì vậy, ông khuyến cáo không nên ăn não và mắt các loại cá tầng đáy vì nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng, trong đó có thủy ngân, như cá kiếm, cá ngừ, cá vược, cá kình. Ảnh: Shutter Stock. |
Lớp màng đen bụng cá là bộ phận giàu dinh dưỡng?
Bác sĩ Tường cho rằng lớp màng đen bụng ở bụng nhằm bảo vệ nội tạng cho cá, thành phần của nó là chất béo, lysozyme và các vi khuẩn độc hại. Tuy nhiên, nó lại không có giá trị dinh dưỡng. Nếu bạn không làm sạch phần này, khi ăn sẽ có mùi tanh. Do đó, chúng ta không nên ăn lớp màng đen bụng cá. Ảnh: Freepik. |