Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Nông nghiệp phản hồi đề xuất hạ đê sông Hồng của Hà Nội

Liên quan đề xuất hạ đê sông Hồng để làm đường của Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từng có ý kiến, đề nghị điều chỉnh một số nội dung.

Ngày 9/2, thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho hay từng nhận được đề xuất hạ đê hữu sông Hồng đề làm được giao thông của Hà Nội (31/10/2016) và đã cho ý kiến.

Mới đây (24/1), Hà Nội lại tiếp tục đề xuất lên thống nhất phương án cho hạ cao trình mặt đê tại đoạn từ khách sạn Thắng lợi đến cửa khẩu An Dương đến cao độ dương 12,4 m như phương án đã đề xuất trước đó.

Theo UBND Hà Nội với việc hạ đê, mặt đường Nghi Tàm sau khi cải tạo sẽ tương ứng với cao độ đường gom dân sinh và hai bên nhà dân, rất thuận lợi cho người dân khu vực dọc tuyến đường tiếp cận.

UBND Hà Nội cho rằng thượng nguồn sông Hồng đã xây dựng một số đập thủy điện (thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu...), các đập thủy điện này có chức năng điều tiết lưu lượng nước trên sông Hồng, hạn chế tối đa các nguy cơ gây lũ lụt trên sông Hồng, đoạn qua địa bàn Hà Nội.

Ha de song Hong de lam duong anh 1
Hà Nội đề xuất hạ đê hữu sông Hồng để mở đường giao thông. Ảnh: Pháp luật TP.HCM.

Trước đó, ngày 7/12/ 2016, Bộ NN&PTNT đã có văn bản phúc đáp thống nhất với đề nghị của UBND Hà Nội với các nội dung:

Thứ nhất, điều chỉnh kết cấu đê hữu sông Hồng đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương, chiều dài khoảng 1.100 m: Thay thế một phần kết cấu đê đất bằng kết cấu tường chắn bê tông cốt thép dạng chữ L, đảm bảo an toàn chống lũ, kết hợp giao thông, cải tạo cảnh quan đô thị.

Mở rộng cửa khẩu An Dương từ 2 khoang lên 3 khoang, kích thước (2x6 +4) m và xây dựng mới 3 cửa khẩu để thay thế các dốc lên đê hiện có, kích thước 2x4 m.

Điều chỉnh phương án thiết kế cầu vượt tại nút giao thông đường An Dương - đường Thanh Niên với bề rộng mặt cầu từ 9 m lên 10 m, chiều dài cầu được điều chỉnh để nối tiếp phù hợp với mặt đường giao thông trên đê thiết kế.

Thứ hai, Bộ Nông nghiệp cho rằng đây là tuyến đê có vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an toàn chống lũ cho khu vực trung tâm thủ đô. Vì thế, Bộ Nông nghiệp đề nghị UBND Hà Nội chỉ đạo các cơ quan liên quan phải có phương án thiết kế đảm bảo cao trình mặt đê đất sau khi hạ thấp không được thấp hơn mực nước lũ thiết kế tương ứng tại vị trí công trình.

Đồng thời, Hà Nội phải lựa chọn giải pháp kết nối phù hợp mắt cắt đê với hiện trạng dân cư và công trình hiện có; đặc biệt lưu ý việc xử lý nối tiếp mặt đê, tường chắn tại vị trí đầu và cuối tuyến công trình, đảm bảo an toàn chống lũ.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị xây dựng phương án hộ đê, quản lý vận hành đảm bảo an toàn khi có lũ, đặc biệt trong trường hợp tường chắn, cửa khẩu bị sự cố.

Bộ NN&PTNT đề nghị UBND Hà Nội tiếp tục tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của Hội Thủy lợi Việt Nam, ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đê điều, thủy lợi tại các Hội nghị lấy ý kiến góp ý, tư vấn thẩm tra và cử Sở Nông nghiệp Hà Nội để hoàn chỉnh phương án thiết kế.

“Hà Nội cần xây dựng biện pháp và tiến độ thi công phù hợp đảm bảo an toàn chống lũ và giao thông trong quá trình thi công, trong đó lưu ý phải thi công thành tường chắn phía thượng lưu đảm bảo chống lũ mới được hạ cao trình đê đất xuống cao trình thiết kế”, Bộ NN&PTNT đề nghị.

Ha de song Hong de lam duong anh 2
 Hà Nội đề nghị điều chỉnh kết cấu đê hữu sông Hồng đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương, chiều dài khoảng 1.100 m

 

. Nguồn: Google Maps.

Cẩn trọng khi hạ đê sông Hồng làm đường

Một số chuyên gia cho rằng TP Hà Nội phải cẩn trọng trong việc hạ cao trình mặt đê sông Hồng tại đoạn từ Km 62+500 đến Km 63+600 để làm đường.

 

 

 



Thắng Quang

Bạn có thể quan tâm