Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Giao thông: 'Quy mô máy bay Vinpearl Air có khả năng vượt nhu cầu'

Theo văn bản của Bộ GTVT gửi Sở KHĐT Hà Nội, Bộ đánh giá dự án hãng hàng không Vinpearl Air đủ điều kiện kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết hãng hàng không Vinpearl Air dự kiến khai thác vận chuyển hàng không thường lệ, vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý với quy mô 36 máy bay vào năm 2025, khai thác các đường bay quốc tế, nội địa.

Cơ quan này cho rằng dự án phù hợp với quy hoạch phát triển doanh nghiệp vận chuyển hàng không mới và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

vinpearl air bao gio bay anh 1
Thị trường hàng không Việt Nam ngày càng trở nên đông đúc với sự xuất hiện của nhiều hãng bay mới. Ảnh: Hoàng Hà.

Cũng theo tính toán của Bộ, số lượng máy bay tương ứng của các hãng hàng không Việt Nam đến năm 2020 là 255 máy bay và tăng lên 384 máy bay vào năm 2025. Số liệu này được tính trên cơ sở thực tiễn khai thác của các hãng hàng không Việt Nam trung bình là 250.000 khách/máy bay/năm.

Bộ cho rằng đến năm 2020, quy mô đội bay của Vinpearl Air dự định 6 chiếc là không trái với Quyết định 236 của Thủ tướng. Tuy nhiên, cơ quan này lưu ý, quy mô đội bay 36 chiếc vào năm 2025 của Vinpearl Air có khả năng vượt quá nhu cầu thị trường.

Trong trường hợp Vietnam Airlines thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh cao, và các hãng hàng không thực hiện theo đúng kế hoạch đội bay thì quy mô đội máy bay của dự án Vinpearl Air nên ở mức 30 máy bay vào năm 2025 là hợp lý.

Về mạng đường bay, Vinpearl Air dự kiến khai thác 62 đường bay nội địa và 93 đường bay quốc tế cho đến năm 2025. Kế hoạch này được đánh giá là không trái với định hướng của Chính phủ.

Bộ GTVT cũng đề nghị hãng bay của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bổ sung kế hoạch đỗ máy bay qua các năm và đến 2025 vì sân bay căn cứ Nội Bài sẽ hết vị trí đỗ trong thời gian tới. Sân bay Tân Sơn Nhất cũng không còn vị trí đỗ máy bay, slot khai thác trong giai đoạn đến năm 2022 nên việc phải bố trí máy bay đỗ qua đêm tại các cảng khác là điều cần tính đến.

Trước đó trong bối cảnh Cục Hàng không Việt Nam cần bổ sung giám sát viên an toàn vào năm 2020, Vinpearl Air đã đề nghị được cử 4 giám sát viên hỗ trợ nhà chức trách hàng không. Tổng cộng các hãng hàng không mới đề nghị được hỗ trợ Cục Hàng không 8 giám sát viên.

Theo hồ sơ, Vinpearl Air có tổng vốn đầu tư 4.700 tỷ đồng, đặt căn cứ tại sân bay Nội Bài. Hãng này sẽ kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế, nội địa theo mô hình hỗn hợp kết hợp giữa hãng hàng không truyền thống và chi phí thấp, hay còn gọi là hàng không hybrid, mô hình tương tự Bamboo Airways. Hãng dự kiến bắt đầu bay thương mại vào tháng 7/2020.

Hàng không thiếu chỗ đỗ máy bay

Do tính kinh tế, các hãng hàng không lớn nhỏ của Việt Nam đều chọn đỗ máy bay qua đêm tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Các hãng muốn mua thêm máy bay, nhưng chỗ đỗ đã cạn.


Ngô Minh

Bạn có thể quan tâm