Tham dự buổi làm việc của Thủ tướng và Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao vai trò, vị trí, tầm quan trọng cũng như những đóng góp to lớn của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Bộ trưởng cho biết luôn chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế mà doanh nghiệp, doanh nhân nước ta đang gặp phải.
Để tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng to lớn của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới của đất nước, ở góc độ ngành công thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị 6 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng.
Trong đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao, làm sao để xã hội có cái nhìn thân thiện hơn, ủng hộ và đối xử công bằng hơn với doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ so với doanh nghiệp FDI.
Về phía cơ quan Nhà nước, cần tin tưởng, hỗ trợ thiết thực hơn để doanh nghiệp có thể phát triển, bao dung hơn, độ lượng hơn khi vô tình bị vấp ngã.
Đồng thời, tuyên truyền đội ngũ doanh nhân nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về vai trò, sứ mệnh của mình, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tăng cường hội nhập quốc tế, gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh.
Chú trọng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến phát triển doanh nghiệp. Trong đó, tập trung sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách còn chồng chéo, bất cập để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Đặc biệt, cần xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh, trong đó tập trung vào các chính sách hỗ trợ các yếu tố đầu vào của sản xuất như vốn, đất đai, nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển công nghệ, các yếu tố đầu ra như thị trường và thương hiệu.
Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tiếp tục làm mới, thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống từ cả phía cung bao gồm sản xuất nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ du lịch và phát triển doanh nghiệp và phía cầu; hỗ trợ, thúc đẩy kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ xuất khẩu.
Chú trọng khai thác có hiệu quả các động lực tăng trưởng mới như đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn...
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách công vụ của các cơ quan nhà nước nhằm đạt 3 giảm là giảm thời gian, giảm chi phí và giảm thủ tục giấy tờ.
Rà soát, đơn giản hóa thủ tục, điều kiện kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ, hỗ trợ doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế pháp lý để bảo vệ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển ở tất cả các ngành, các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Xây dựng và áp dụng chế tài phù hợp cho doanh nghiệp khắc phục những sai phạm về kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp, doanh nhân, cùng với việc nỗ lực trong sản xuất, kinh doanh, cần tích cực nghiên cứu, góp ý, tham mưu chính sách với các bộ, ngành, với Chính phủ để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, triển khai các dự án lớn hiện có.
Đầu tư trọng tâm cho nghiên cứu, phát triển để bắt kịp xu thế công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng mới, trong đó có hydrogen và điện hạt nhân.
Cần phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân.
Đây sẽ là cầu nối vững chắc để doanh nghiệp, doanh nhân có những phản biện chính sách và thực thi hiệu quả những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời khai thác có hiệu quả những hiệp định tự do mà Việt Nam là thành viên.
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Thống đốc NHNN: Doanh nghiệp là bạn đồng hành của ngân hàng
Với vai trò là cơ quan quản lý tiền tệ, mục tiêu của NHNN là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp.
TP.HCM siết hoạt động thu đổi ngoại tệ
NHNN Chi nhánh TP.HCM yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường kiểm tra giám sát, tránh lợi dụng hoạt động thu đổi ngoại tệ để mua bán ngoại tệ tự do.
Đẩy nhanh nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP.HCM
Sáng 1/10, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương liên quan về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM.