Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Công Thương đề nghị làm tiếp 2.360 MW điện mặt trời

Theo Bộ Công Thương, việc tiếp tục cho phép triển khai các dự án điện mặt trời để tránh rủi ro pháp lý, khiếu kiện, đền bù cho các nhà đầu tư, gây lãng phí tài sản xã hội...

Nhiều dự án điện mặt trời đã triển khai trên thực tế ở các giai đoạn khác nhau, đã có phát sinh chi phí. Ảnh: H.C.

Bộ Công Thương vừa có tờ trình Thủ tướng Phạm Minh Chính về quy hoạch phát triển điện quốc gia tới 2030, tầm nhìn 2045 (Quy hoạch điện VIII). Theo đó, Bộ này kiến nghị tiếp tục triển khai các dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư đến năm 2030 với tổng công suất 2.360 MW (giảm so với con số đã báo cáo do một số dự án các chủ đầu tư không thực hiện tiếp).

Giải thích nguyên nhân, Bộ cho biết nhiều dự án điện mặt trời (trừ các dự án không thực hiện tiếp) đều đã triển khai trên thực tế ở các giai đoạn khác nhau, đã có phát sinh chi phí khoảng 12.700 tỷ đồng.

Việc cho phép các dự án, hoặc phần dự án trên tiếp tục làm để tránh rủi ro pháp lý, khiếu kiện, đền bù cho các nhà đầu tư, gây lãng phí tài sản xã hội, tránh xảy ra mất trật tự an toàn xã hội, xuất hiện các điểm nóng tại khu vực đã giao đất dự án.

Do đó, Bộ Công Thương đề xuất về nguyên tắc cho phép tiếp tục triển khai các dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư đến năm 2030 với tổng công suất 2.360,42 MW (giảm so với con số đã báo cáo do một số dự án các chủ đầu tư không thực hiện tiếp).

Điều kiện được tiếp tục triển khai là các dự án đó phải tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng...

"Nếu trong các dự án nêu trên, phát hiện có vi phạm thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí rút giấy phép đầu tư, đình chỉ dự án theo các quy định của pháp luật", Bộ nêu rõ.

dien mat troi anh 1

Việc cho làm tiếp các dự án điện mặt trời đã có nhà đầu tư đến năm 2030 để tránh rủi ro pháp lý và lãng phí tài sản xã hội. Ảnh: EVN.

Đồng thời, các dự án này cũng chỉ được phép triển khai phù hợp với hạ tầng lưới điện khu vực và khả năng hấp thụ chung của hệ thống điện quốc gia (Bộ Công Thương và EVN sẽ tính toán, kiểm tra với từng dự án).

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương cho biết đã có văn bản gửi Thanh tra Chính phủ đề nghị cung cấp thông tin về việc chấp hành pháp luật và vi phạm (nếu có) của các dự án điện mặt trời đã có trong quy hoạch được duyệt và xin ý kiến về đề xuất nêu trên.

Bộ sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thanh tra Chính phủ, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và EVN kiểm tra, rà soát từng dự án trong danh mục để xem xét, xử lý phù hợp.

Hồi tháng 7, Bộ Công Thương đã kiến nghị tiếp tục cho phép triển khai để đưa vào vận hành trong giai đoạn đến năm 2030, các dự án, hoặc phần dự án đã hoàn thành thi công với tổng công suất khoảng 452,62 MW và các dự án đã được quy hoạch, đã được chấp thuận nhà đầu tư với tổng công suất khoảng 1.975,8 MW nhưng chưa vận hành.

EVN kiến nghị gỡ vướng cho điện mặt trời mái nhà tự dùng

EVN kiến nghị các bộ, ngành cần sớm có quy định cụ thể về cơ chế ràng buộc trách nhiệm tự chịu rủi ro khi lắp điện mặt trời mái nhà tự dùng.

Bộ Công Thương đề xuất làm thêm 2.428 MW điện mặt trời

Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ cho triển khai tiếp để năm 2030 vận hành thương mại khoảng 2.428 MW điện mặt trời.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm