Với hình ảnh chuyến trượt tuyết hay đi thuyền thưởng ngoạn, những tấm ảnh khắc họa khoảnh khắc cuộc sống của gia đình Sa hoàng Nicholas II vài năm trước vụ xử tử.
|
Lần đầu tiên được trưng bày, các tấm ảnh nằm trong bộ sưu tập 22 album do Herbert Galloway Stuart, gia sư người Anh của các cháu trai Sa hoàng Nicholas II, chụp từ năm 1908-1916. Natalia Sidlina, người phụ trách triển lãm tại Bảo tàng Khoa học, cho hay bà tình cờ khai quật được bộ ảnh khi tìm tư liệu liên quan đến Nga được lưu trữ trong Bảo tàng Khoa học và Truyền thông Quốc gia ở Bradford, Anh. Trong số những món vật mà người canh gác bảo tàng đưa cho bà có một chiếc hộp gỗ. “Khi tôi mở hộp ra, bên trong là 22 album ảnh, những tấm ảnh của nhà Romanov”, bà Sidlina nói với Guardian. Triều đại Romanov trị vì nước Nga trong khoảng 300 năm. Năm 1917, khi làn sóng cách mạng vô sản diễn ra mạnh mẽ, Sa hoàng Nicholas II, trị quốc từ năm 1894, không còn được tín nhiệm và bị phế truất. Ông là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ tại nước này. Tháng 7/1918, sau một thời gian bị giam lỏng, gia đình Sa hoàng Nicholas II bị đưa xuống tầng hầm của nhà Ipatiev ở Yekaterinburg và xử bắn.
|
|
Bức ảnh trên chụp gia đình Sa hoàng Nicolas II tại St Petersburg năm 1915. Bộ ảnh trông giống những tấm ảnh lưu giữ kỷ niệm của một gia đình trẻ với cuộc sống dư dả, phát đạt đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, đây thực ra là những khoảnh khắc thân mật của gia tộc Romanov trị vì nước Nga vài năm trước vụ hành quyết 1917. “Điều làm tôi ngạc nhiên là những album này không khác gì ảnh của bất kỳ gia đình nào khác. Gia tộc Romanov nhìn giống một gia đình trung lưu bình thường”, bà Sidlina chia sẻ.
|
|
Tuy nhiên, không như vẻ ngoài, những vấn đề về cả đời tư và chính trị của gia tộc Sa hoàng đều sớm bắt đầu nhen nhóm. Gia đình Romanov đã phải đối mặt với căn bệnh của Hoàng tử Alexei Nikolaevich, con trai Sa hoàng và cũng là người thừa kế ngai vàng.
Vài tuần sau khi chào đời, Hoàng tử Alexei được phát hiện chảy máu mũi liên tục và cha mẹ cậu sớm hiểu rằng Alexei mắc chứng máu khó đông. Nhiều thành viên trong gia đình Hoàng hậu Alexandra cũng từng qua đời vì bệnh này. |
|
Album ảnh là lời nhắc nhở đau lòng về ảnh hưởng của căn bệnh đối với cuộc sống của hoàng tử nhỏ tuổi. Trong đó, có những bức ảnh chụp lại Alexei tắm bùn, cuốn băng gạc hay đơn giản là một chiếc xe lăn giống chiếc cậu từng dùng khi chống chọi với chứng máu khó đông thể nặng.
|
|
Triển lãm cũng phản ánh tình trạng sức khỏe tinh thần của Hoàng hậu Alexandra, mẹ của hoàng tử Alexei, khi phải chịu áp lực sinh con trai. Trong số những “nhà chữa lành” tâm lý mà bà tìm đến, Monsieur Philippe đã khiến Hoàng hậu mắc chứng mang thai giả. Thi thể Sa hoàng Nicholas II và vợ cùng 3 con (hai người có 5 con) được khai quật vào năm 1991. Sau khi phân tích DNA, nhà chức trách chôn họ tại St Petersburg hôm 17/7/1998 nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất. Giáo hội Chính thống Nga phong thánh cho họ vào năm 2000. Tới năm 2007, người dân mới phát hiện vài mảnh xương được cho là thuộc về hai người con còn lại - Thái tử Alexei (13 tuổi vào năm 1918) và Công chúa Maria (19 tuổi vào năm 1918).
|
|
Xuất phát từ việc vụ sát hại Sa hoàng và gia đình cách đây 100 năm đã luôn thu hút sự chú ý của công chúng, triển lãm được tổ chức nhằm cung cấp một góc nhìn mới. "Triển lãm này khám phá những góc tối trước đây trong câu chuyện phức tạp mà vẫn đang hấp dẫn dù Sa hoàng đã qua đời cách đây 100 năm”, bà Sidlina nói. Ban phụ trách triển lãm cũng mang nhiều đồ vật từ ngôi nhà Ipatiev, nơi họ bị bắn, tới trưng bày, từ chiếc đèn trùm tráng lệ đến bản phân tích pháp y và ghi chép cuộc điều tra.
|
|
Hồi năm 1991, chuyên gia người Anh Peter Gill đã xét nghiệm pháp y với xương cốt được khai quật từ một ngôi mộ tập thể. Sau đó, cuộc điều tra năm 1993 với sự hỗ trợ từ mẫu máu của Công tước xứ Edinburgh, họ hàng của Hoàng hậu Nga, cho thấy mộ có hài cốt của gia đình hoàng gia. Ông Gill thừa nhận công việc có nhiều thử thách với bước đầu tiên là bảo toàn hài cốt. Chuyên gia này cho biết hài cốt được nhà khoa học người Nga Pavel Ivanov đưa tới Anh trong túi nylon và để qua đêm ở gác mái của ông trước khi chuyển đến phòng xét nghiệm pháp y.
|
|
Bà Sidlina hy vọng triển lãm sẽ hé lộ về vai trò quan trọng của khoa học, y học và công nghệ đối với câu chuyện cuộc sống và cái chết của nhà Romanov.
“Gia đình đó rất quyền lực và giàu có. Từ quan điểm y học mà nói, họ cũng rất tiến bộ. Họ có máy chụp X-quang trong cung điện, Hoàng hậu và các con gái lớn đều được đào tạo như y tá Hội Chữ thập Đỏ. Họ cũng đã tiếp cận được với công nghệ hiện đại nhất về y học vào thời điểm đó”, bà chia sẻ.
|
ảnh về Sa hoàng
Anh
Sa hoàng
Nga
Sa hoàng Nicholas II
Hoàng tử Alexei Nikolaevich
cuộc sống của Sa hoàng