Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Binh sĩ Australia thảm sát dân trong chiến tranh Việt Nam'

Lính Australia đã sát hại những dân thường ở Núi Đất (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) trong thời gian họ tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

a
Trực thăng đưa binh sĩ Australia tới Núi Đất. Ảnh: Telegraph/Australian War Memorial.

Trong một bài báo vào ngày 13/10, Ben Morris, người từng chỉ huy một trung đội Australia, nói rằng binh lính Australia bắn nhầm dân thường khi tham gia một cuộc phục kích hồi năm 1967. Tới nay ông vẫn chưa thể quên những tiếng rên rỉ của phụ nữ và trẻ em nằm lẫn trong các thi thể sau khi lính Australia ngừng nổ súng.

Morris quyết định kể lại câu chuyện sau khi phỏng vấn các thành viên còn sống sót trong đội phục kích gồm 15 người để phục vụ việc làm luận văn tiến sĩ ở Đại học Wollongong. Câu chuyện của họ đã xuất hiện trên tạp chí Oral History of Australia trong ngày 13/10.

Theo bài báo, thời gian chiến tranh diễn ra ở Việt Nam, một khu vực đệm có chiều rộng 4 km bao quanh căn cứ của lực lượng Australia ở Núi Đất. Quân đội Australia đã rải tờ rơi và thông báo với giới lãnh đạo địa phương về việc cấm dân thường lui tới căn cứ.

Nạn nhân da cam Việt Nam qua ống kính Mỹ

Thời điểm lính Mỹ rải thuốc diệt cỏ có chứa chất độc màu da cam dioxin xuống Việt Nam đã trôi qua chừng nửa thế kỷ tuy nhiên hậu quả của nó vẫn kéo dài đến tận ngày nay, cướp đi cơ hội làm người bình thường của hơn 150.000 đứa trẻ.

Đêm 22/10/1967, Morris và 15 lính từ Trung đội 2, Đại đội Alpha, Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Hoàng gia Australia, đã lập một điểm phục kích nằm khoảng một km trong vùng đệm. Ông nói rằng nhóm đã chạm trán lính đối phương và đã sẵn sàng chiến đấu.

Đầu buổi sáng tiếp theo, một nhóm dân thường vô tình bước vào điểm phục kích khi họ hái măng. Một trong số họ rút một vật thể khá dài ra và vẫy nó về phía những người lính. "Tôi còn nhớ rõ cây gậy đó. Tôi tưởng đó là một khẩu súng trường", một người lính kể với ông.

Lần đó, xạ thủ súng máy thường tham gia tuần tra đang nghỉ phép. Người lính thế chỗ anh này đã lập tức nổ súng vào những người hái măng. "Một khi tiếng súng vang lên, mọi người đều bắn. Tất cả những gì họ cần là một người kéo cò", một người lính khác nhớ lại.

Màn nổ súng kéo dài chỉ 30 giây, nhưng 4 người dân thường đã chết. 6 người khác bị thương, nằm rên rỉ trước mắt những người lính. Morris đã yêu cầu binh lính ngừng bắn sau khi nhận ra họ bắn vào dân thường, gồm phụ nữ và trẻ em.

a
Các binh sĩ thuộc Trung đội 2. Ảnh: Telegraph

Sau khi vụ bắn nhầm xảy ra, người chỉ huy đại đội, Thiếu tá Peter White, đã gợi ý cho các binh sĩ đặt vũ khí lên các thi thể. “Theo quan điểm của tôi, đây là hành động lừa dối và bất hợp pháp", ông Morris, sống ở Wollongong, bình luận.

Morris cũng nói rằng việc đặt vũ khí lên thi thể thường dân là chuyện thường diễn ra và White muốn cải thiện hình ảnh của đại đội thông qua việc tăng cường đếm xác.

“Tôi đã viết một báo cáo với nội dung liên quan tới việc đặt vũ khí của đối phương lên xác chết. Nhưng sau đó tôi lại nhận lệnh phải ký vào một báo cáo khác, nơi các dòng về việc đó không còn", Morris nói. Theo ông, đây là khởi đầu của một chiến dịch che đậy sự thật kéo dài, đã khiến sự kiện không tồn tại trong lịch sử chính thức của Trung đoàn Hoàng gia Australia.

4 lý do Trung Quốc không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh

Một trang mạng tại Trung Quốc cho rằng với 4 lý do cốt tử, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ gánh chịu thất bại nếu gây chiến với Việt Nam.


Việc che đậy thông tin đã khiến nhiều người lính rơi vào trạng thái sang chấn tâm lý. Morris cho biết người lính nổ phát súng đầu tiên đã chết mà chưa từng kể lại sự việc cho vợ nghe. Nhưng người vợ vẫn biết chuyện, bởi ông thường nói về nó trong những cơn ác mộng.

Một người lính khác luôn dằn vặt do đã bắn chết hai thiếu nữ trong đoàn người hái măng. Đây là người duy nhất trong nhóm phục kích cầm súng trường AR-15. Ông này nói rằng một trong số hai thiếu nữ đã trúng một viên đạn vào đầu. Viên đạn để lại một điểm đen rất nhỏ. Nếu thiếu nữ này trúng đạn 7,62 mm của súng máy, một lỗ lớn sẽ xuất hiện phía sau đầu cô. Thiếu nữ thứ hai bị bắn trúng ngực và cũng có một vết đạn rất nhỏ ở ngực.

Thông tin do Morris tiết lộ đã thu hút sự chú ý của dư luận tại Australia. White từng nhận Huy chương thập tự vì sự can đảm trong năm 1968. Về sau ông đã thăng chức lên Trung tá trước khi nghỉ hưu với cương vị tư lệnhTrung đoàn Hoàng gia Australia số 1 ở Townsville. 

a
Đồ họa về vụ thảm sát ở Núi Đất. Ảnh: Telegraph

Peter White qua đời vào năm 2005. Trước thông tin do Morris công bố, người em trai, Michael White, đã lên tiếng bênh vực anh trai.

"Tôi tin rằng anh trai tôi không thể bỏ qua những hành động như thế, chưa nói tới việc khuyến khích chúng", ông tuyên bố với tờ Telegraph của Australia.

Cựu thủ tướng Australia John Howard cũng bảo vệ White, người từng giữ chức bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền từ năm 1987 tới năm 1989. Theo Howard, White là "người danh dự và liêm chính". Ông cũng đặt câu hỏi: Vì sao phải mất tới 47 năm người ta mới đưa ra cáo buộc đối với White.

Đây không phải lần đầu tiên quân đội Australia bị cáo buộc đặt vũ khí đối phương ở cạnh xác dân thường để trốn tránh trách nhiệm và nâng cao thành tích. Cựu phó Thủ tướng Australia Jim Cairns, người phản đối mạnh chiến tranh ở Việt Nam, từng tuyên bố vào năm 1976 rằng 27 dân thường Việt Nam đã mất mạng trong cuộc chiến và bị "phù phép" để trở thành các tay súng đối phương. Jim Killen, Bộ trưởng Quốc phòng Australia thời đó, hứa rằng Bộ sẽ điều tra, nhưng lời hứa của ông chưa bao giờ thành hiện thực.

Đặc nhiệm hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Tham chiến tại Việt Nam từ năm 1962, những binh sĩ đặc nhiệm của hải quân Mỹ hứng chịu thất bại thảm hại như lực lượng Mũ nồi xanh.

http://www.vietnamplus.vn/binh-si-australia-tham-sat-dan-thuong-trong-chien-tranh-viet-nam/285947.vnp

Theo Linh Vũ/Vietnnamplus

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm