Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bình Định kiến nghị Bộ Quốc phòng giao đất để mở rộng sân bay Phù Cát

Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Bình Định kiến nghị Bộ Quốc phòng giao phần đất quân sự cho hàng không dân dụng quản lý phục vụ quy hoạch mở rộng sân bay Phù Cát.

Ngày 16/12, UBND tỉnh Bình Định kiến nghị Bộ Quốc phòng về việc thỏa thuận phương án quy hoạch sử dụng đất phục vụ quy hoạch mở rộng Cảng hàng không Phù Cát.

Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam đã chấp thuận điều chỉnh cấp sân bay Phù Cát (Bình Định) từ 4C lên 4E theo tiêu chuẩn ICAO.

San bay Phu Cat anh 1

Sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ảnh: Minh Hoàng.

Theo phương án quy hoạch Cảng Hàng không Phù Cát giai đoạn 2021-2030 là cấp sân bay 4C theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp I; công suất 5 đến 7 triệu hành khách/năm và 12.000 tấn hàng hóa/năm. Tổng số vị trí đỗ tàu bay 26 vị trí; loại tàu bay khai thác như: A320/A321 và tương đương, có thể nâng cấp mở rộng để nhận tàu bay như: A350, B777, B787 và tương đương khi có yêu cầu.

Về tầm nhìn đến năm 2050, cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của ICAO và sân bay quân sự cấp I; công suất 12 đến 15 triệu hành khách/năm và 27.000 tấn hàng hóa/năm. Tổng số vị trí đỗ tàu bay 35 vị trí; loại tàu bay khai thác như tàu bay Code E, A320/A321 và tương đương.

Thống kê của tỉnh Bình Định, nhu cầu sử dụng đất quy hoạch Cảng Hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với hơn 948 ha. Trong đó, diện tích đất do quân sự quản lý gần 549 ha; diện tích đất do hàng không dân dụng quản lý gần 114 ha và diện tích đất dùng chung gần 286 ha.

Để đảm bảo nhu cầu sử dụng đất quy hoạch Cảng Hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét giao phần diện tích đất quân sự cho hàng không dân dụng quản lý hơn 99 ha và giao phần diện tích đất quân sự để sử dụng chung với Cảng Hàng không hơn 54 ha.

Hiện nay Cảng Hàng không Phù Cát đang khai thác bao gồm ba hạng mục chính là: Sân đỗ có 7 vị trí đỗ máy bay A321-200, Nhà ga hai tầng và đường băng. Nhà ga hành khách có năng lực phục vụ 600 hành khách giờ cao điểm, công suất thiết kế 2,5 triệu hành khách/năm, có khả năng mở rộng để nâng công suất lên 5 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, với quy mô hiện tại Cảng hàng không Phù Cát đã bị quá tải, nhất là vào mùa cao điểm du lịch hè kéo dài và các dịp hội nghị, sự kiện, lễ, Tết.

Cục Hàng không Việt Nam cũng vừa báo cáo Bộ GTVT kết quả cập nhật, hoàn thiện dự thảo Quy hoạch sân bay toàn quốc đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Trước thực tế còn nhiều địa phương kiến nghị bổ sung thêm sân bay của tỉnh mình vào quy hoạch, Cục Hàng không chưa xác nhận, tuy nhiên đồng ý bổ sung vào dự thảo quy hoạch nội dung nghiên cứu 9 sân bay khác tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Kon Tum, Đắk Nông và Tây Ninh.

Những cuốn sách hay về xã hội

Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Bình Định muốn sân bay Phù Cát trở thành cảng hàng không quốc tế

Lượng hành khách và hàng hóa qua sân bay Phù Cát tăng hơn 25% mỗi năm. Do đó, tỉnh Bình Định kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh sân bay này thành cảng hàng không quốc tế.

Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm