Những năm gần đây, khu tây trở thành điểm sáng của thị trường BĐS TP.HCM với nhiều phát triển về hạ tầng và tiện ích xã hội. Trong đó, huyện Bình Chánh được định hướng trở thành trung tâm kinh tế, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật phía tây nam thành phố. Để phát triển kinh tế tại địa phương, thời gian qua Bình Chánh đã quy hoạch lại đồng bộ, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhiều tuyến đường chính được nâng cấp, mở rộng.
Hạ tầng hoàn thiện tạo “bàn đạp” cho bất động sản Bình Chánh. |
Cụ thể, mạng lưới liên kết vùng hoàn thiện với các tuyến huyết mạch như Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 10, Quốc lộ 50, cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ thuận, tương lai sẽ có thêm tuyến đường sắt cao tốc 10 tỷ USD TP.HCM - Cần Thơ... Sự phát triển về hạ tầng giúp cư dân dễ di chuyển đến quận 1, trung tâm tài chính Thủ Thiêm (qua Võ Văn Kiệt), Phú Mỹ Hưng (qua Nguyễn Văn Linh). Ngoài ra, khu vực còn có dự án tuyến Metro 3A, tuyến buýt nhanh BRT số 1 kết nối trung tâm quận 1 đến phía đông và tây thành phố.
Bên cạnh hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện thì tốc độ đô thị hóa tại Bình Chánh cũng diễn ra nhanh với loạt dự án khu dân cư. Năm 2004 khi mới tách huyện, dân số của Bình Chánh khoảng 240.000. Đến năm 2017, con số đó tăng lên 625.000 người (tăng gấp 2,5 lần). Tính ra một năm, huyện Bình Chánh tăng khoảng 33.000 người, tương đương quy mô dân số của một đơn vị xã phường.
BĐS khu tây TP.HCM sở hữu nhiều lợi thế về hạ tầng giao thông. |
Mới đây, theo kết quả rà soát của Sở Nội vụ TP.HCM, huyện Bình Chánh cơ bản có đủ các tiêu chí để thành quận như cơ cấu kinh tế, thu nhập, dân số, cơ sở hạ tầng… Bên cạnh đó, UBND huyện đã có văn bản xin chủ trương thành lập quận và đã được UBND TP.HCM chấp thuận. Huyện có diện tích 25.000 ha, đất nông nghiệp là 7.900 ha (chiếm 31% tổng diện tích). Đến năm 2025, dự kiến số hộ còn sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 0,4% tổng số hộ.
Với lộ trình lên quận, Bình Chánh sẽ tập trung thực hiện mục tiêu phát triển theo hướng đô thị bền vững, phù hợp với chủ trương phát triển đô thị thông minh của thành phố.
Bất động sản trung tâm hành chính Bình Chánh “hút” nhà đầu tư. |
Trong đó, trung tâm hành chính Bình Chánh với vai trò hạt nhân trong chiến lược phát triển đô thị vệ tinh khu tây TP.HCM, sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, tạo đà cho thị trường BĐS khu vực này phát triển mạnh. Đồng nghĩa, khi Bình Chánh chính thức lên quận thì khu vực trung tâm hành chính sẽ là tâm điểm bùng nổ tất cả loại hình dịch vụ, tập trung dân cư, kích thích thị trường BĐS tăng trưởng.
Điều này được dự báo dựa trên kịch bản diễn biến thị trường bất động sản tại các khu vực trung tâm hành chính, tài chính của TP.HCM nhiều năm qua. Lấy đơn cử như Phú Mỹ Hưng trước năm 1998 chỉ là vùng đầm lầy hoang sơ, giá đất khoảng 2-4 triệu/m2. Sau khi được mạnh tay đầu tư hạ tầng, tiện ích, nơi đây vươn mình thành một trong những trung tâm lớn, cư dân được tận hưởng cuộc sống tiện nghi. Nhịp độ tăng trưởng nhanh ở vùng lõi tác động mạnh đến khu vực phụ cận, giúp tốc độ đô thị hoá cả khu nam phát triển nhanh chóng. Hiện nay, nhắc đến cư dân Phú Mỹ Hưng, người ta nghĩ ngay đến mức sống khác biệt.
Quỹ đất để phát triển dự án nhà ở tại trung tâm hành chính Bình Chánh. |
Theo giới phân tích, nhiều nhà đầu tư dành sự quan tâm hơn đến Bình Chánh nhằm “đón đầu” thị trường khi biên độ tăng giá còn cao, hệ thống cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh. Mặt khác, người mua ở thực đổ về đây tìm kiếm chốn an cư ngày càng nhiều là lợi thế để BĐS khu vực này gia tăng giá trị.
Tại khu tây hiện có một số dự án mới được đánh giá có lợi thế lớn về sức mua lẫn giá bán. Đơn cử như dự án Westgate với quy mô 3,1 ha, cung ứng cho khu tây TP.HCM gần 2.000 căn hộ 2-3 phòng ngủ.
Bình luận