Biểu tình xuyên đêm phản đối Trump tại ít nhất 25 thành phố
Thứ sáu, 11/11/2016 10:38 (GMT+7)
10:38 11/11/2016
Sau bầu cử, hàng chục nghìn người tiếp tục tràn ra đường để biểu tình xuyên đêm tại ít nhất 25 thành phố của Mỹ, đặc biệt là khu vực tòa Trump Tower, tại New York.
Vào chiều ngày 9/11, hơn 200 người biểu tình chống Trump tuần hành từ khu vực Quảng trường Union đến Công viên Quảng trường Washington Square Park ở Manhattan, New York.
Một số thông điệp xuất hiện trong đám đông biểu tình như: "Người đàn ông da trắng (ám chỉ Trump) ngừng phá hoại mọi thứ”, “Trump và Pence chẳng làm nên trò trống gì".
Các nhà chức trách ước tính cho đến nay, 5.000 đã tập trung trước tòa Trump Tower để phản đối chiến thắng của ứng viên đảng Cộng hòa.
Mối lo ngại của họ trải dài trên nhiều lĩnh vực, từ câu chuyện xây bức tường dọc biên giới Mexico và Mỹ đến những chính sách gây chia rẽ mà tỷ phú New York đã đề cập đến trong chiến dịch tranh cử của mình.
"Tôi ra đây để giải tỏa rất nhiều nỗi sợ hãi dấy lên trong mình ngay khi thấy kết quả bầu cử”, Nick Powers, người biểu tình ở New York nói. Ông lo sợ Trump thúc đẩy các chính sách cấm đoán và thiếu ổn định, khiến nhiều người có nguy cơ vào tù. Bên cạnh đó, Powers chia sẻ rằng chiến thắng của Trump sẽ khuyến khích những quan điểm kỳ thị giới tính. Cảnh sát New York cho biết iít nhất 15 người biểu tình tại Trump Tower đã bị bắt vào tối ngày 9/11 vì tội gây rối trật tự.
Khoảng 7.000 người biểu tình tràn ngập đường phố Oakland, bang California vào tối ngày 9/11, một vài trong số đó đã trở thành biểu tình bằng bạo lực. Nhiều người ném bom xăng, đá và pháo vào cảnh sát khiến 3 sĩ quan bị thương. Đến sáng 10/11, các nhân viên cứu hỏa đã dập tắt 40 đám cháy bao gồm cháy thùng rác trên đường cao tốc và một cơ sở kinh doanh ở trung tâm thành phố.
Theo cảnh sát, đám đông biểu tình đã chia thành các nhóm nhỏ và bắt đầu thực hiện các hành động phá hoại các cơ sở của doanh nghiệp ở khu vực trung tâm Oakland.
Ít nhất 30 người đã bị bắt giữ vì lý do phá hoại, hành hung lực lượng chức năng, tụ tập trái phép và sở hữu súng. Trong khi đó, 3 chiếc xe cảnh sát gần khu vực Pleasanton đã bị hư hỏng.
Cách trường trung Học Berkeley khoảng vài km, khoảng 1.500 sinh viên bỏ lớp học để tham gia biểu tình vào hôm 10/11. Tại San Francisco, hơn 1.000 sinh viên trên toàn thành phố từ trường tiến về khu vực Civic Center để biểu tình trong hòa bình.
"Mọi người đang tức giận, không chỉ ở kết quả của cuộc bầu cử mà còn ở những lời lẽ của Donald Trump", một người biểu tình cho biết.
Tại Chicago, các nhà hoạt động xuống đường diễu hành dọc theo hồ Michigan. Theo CNN, nhiều người còn cất lên những từ tục tĩu về Donald Trump.
Lực lượng chức năng ở Omaha, tiểu bang Nebraska đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông hơn 200 người phản đối kết quả bầu cử sau khi những người này cố tình không nghe theo điều phối của cảnh sát.
Tình hình biểu tình căng thẳng ở Los Angeles khi nhiều người cùng châm lửa đốt hình nộm của tổng thống đắc cử. Một số người biểu tình nói họ lo ngại rằng gia đình hoặc bạn bè của họ có thể bị trục xuất khi Trump chính thức làm tổng thống.
Nhiều nơi ở thủ đô Washington cũng xảy ra biểu tình, nhiều người cho rằng nước Mỹ đã thất bại. Trong khi đó, những người ủng hộ Donald Trump tiếp tục ăn mừng trong niềm hân hoan xung quanh tòa Trump Tower và Nhà Trắng.
Phong thái ngang tàng của Trump và sự chán chường của cử tri Mỹ đối với chính quyền Washington DC là lý do quan trọng đưa tỷ phú New York vào Nhà Trắng, LS Liêm viết cho Zing.vn.
Bản đồ các hạt bầu cử cho thấy đối với tất cả những điểm bên ngoài thành phố, nơi có nhiều lao động chân tay không có bằng đại học như làm mỏ, dệt, phe Cộng hòa đều thắng áp đảo.
Không chụp hình chung trước báo chí và giữ vẻ mặt ảm đạm là những điều mà Tổng thống Obama và tổng thống đắc cử Trump đã thể hiện trong cuộc gặp chính thức đầu tiên ngày 10/11.