Ngôi biệt thự có tuổi đời hơn 100 năm trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh (TP HCM) mang đậm nét kiến trúc cổ điển Pháp đang đã bị đập bỏ để chuẩn bị xây mới.
|
Được xây dựng từ thời Pháp hơn 100 năm trước, ngôi nhà số 237 (số cũ 227) trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh (TP HCM) là một trong số những căn biệt thự hiếm hoi còn sót lại của Sài Gòn xưa. Vài ngày nay ngôi nhà này đã bị phá bỏ. (Ảnh trước và sau khi đơn vị thi công đập bỏ). |
|
Những năm đầu thế kỷ 20 khi chiếm đóng Nam Kỳ, Pháp đã cho xây dựng biệt thự để cấp cho các tướng lĩnh. Trước năm 1975, nhà được cấp làm nơi ở cho một viên tướng của chính quyền chế độ Sài Gòn. |
|
Sau 1975, biệt thự cổ này được chuyển giao lại cho chính quyền mới.
|
|
Năm 1990, ông Lê Thanh Công (82 tuổi) mua lại ngôi nhà này. Do ngôi nhà đang có tranh chấp nên việc duy trì bảo dưỡng không được thực hiện, ngôi nhà có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Vào cuối năm 2015, ông Công từng rao bán với giá 35 tỷ đồng nhưng không có ai mua. |
|
Ngôi nhà có diện tích được công nhận là 443 m2. TP HCM còn hơn 100 căn biệt thự của Pháp. Đại diện Sở Xây dựng TP HCM cho biết những căn biệt thự xây dựng thời Pháp thuộc diện di sản văn hóa. Nếu muốn tháo bỏ hoặc tu sửa phải xin giấy thẩm định từ Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM và giấy phép của UBND TP HCM. |
|
Nơi yêu thích của ông Công trước đây hay ngồi uống trà nay chỉ còn khung sườn. |
|
Không gian sinh sống của nếp nhà xưa giờ chỉ còn những bức tường trống hoác. |
|
Cụ Công từng chia sẻ mong muốn ngôi nhà tiếp tục được gìn giữ để bảo tồn một kiến trúc đẹp xưa thay vì dỡ bỏ, nhưng ý nguyện đã không thành hiện thực. |
|
Những hành lang cổ kính đã không còn. |
|
Khung cửa sổ mang đậm kiến trúc Pháp đã biến mất. |
|
Đây là một trong những biệt thự còn giữ nét kiến trúc gần như nguyên vẹn. |
|
Mái nhà cổ kính này hoàn toàn biến mất trong vài ngày tới. |
|
Công nhân đang dỡ toàn bộ sàn gạch từ thời Pháp chuyển đi nơi khác. Qua các văn bản của cơ quan chức năng phản hồi, các thành viên trong gia đình không có chủ quyền sở hữu thật sự căn nhà. Phía gia đình cụ Công cũng chưa đồng ý phán quyết nên tình trạng tranh chấp vẫn kéo dài đến cuối năm 2015. Đến tháng 6/2016, ngôi nhà được chủ mới dỡ bỏ. |
Biệt thự đổ sập: Sự cố đã được dự báo
11:57 24/9/2015
11:57
24/9/2015
Xã hội
Xã hội
0
"Sự xuống cấp của những kiến trúc Pháp cổ đã được nhắc tới từ lâu, thậm chí có hẳn văn bản khuyến cáo từ Pháp gửi sang", giáo sư, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính nói với Zing.vn.
phá nhà cổ thời Pháp
nhà cổ
phá nhà cổ
kiến trúc cổ
sài gòn xưa