Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biển Đông và kinh tế là chủ đề quan trọng nhất của ASEAN 26

Trọng tâm của Hội nghị cấp cao ASEAN 26, kéo dài hai ngày tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, là việc các bên tiếp tục bàn thảo về tương lai của cộng đồng kinh tế chung ASEAN.

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman tại hội nghị. Ảnh: AFP/TTXVN

Báo điện tử Đài tiếng nói Đức (Deutschlandfunk) và báo Nam Đức (Sueddeutsche Zeitung) có chung nhận định trên. Với việc dỡ bỏ mạnh mẽ các hàng rào thuế quan, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ có sự luân chuyển tự do các dòng vốn, đầu tư và dịch vụ.

Báo Deutschlandfunk đánh giá tiềm năng lo lớn của cộng đồng kinh tế chung này, với dân số 620 triệu người, chiếm tới 10% dân số thế giới gồm đa số là dân số trẻ và tầng lớp trung lưu ngày một lớn mạnh.

Trong khi đó, báo điện tử Sóng Đức (Deutsche Welle - DW) tập trung phản ánh những tiến triển quan hệ ASEAN-Liên minh châu Âu (EU) nhân hội nghị lần này với triển vọng đàm phán về một hiệp định thương mại tự do song phương giữa hai khu vực.

Tờ DW dẫn phát biểu của Ủy viên EU phụ trách thương mại Cecilia Malmstrom cho rằng EU cam kết theo đuổi mục tiêu nói trên để tăng cường hơn nữa vị thế của EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN với kim ngạch năm 2014 đạt tới 248 tỷ USD.

Còn theo tờ Sueddeutsche Zeitung, tại Hội nghị, EU và ASEAN cũng đã thảo luận về các chương trình đầu tư và hợp tác thương mại mới, đồng thời bày tỏ tin tưởng sự năng động trong mối quan hệ song phương sẽ giúp củng cố hơn nữa sự hợp tác kinh tế của hai khu vực.

Đánh giá về vấn đề Biển Đông, báo DW nhận định đây tiếp tục là một chủ đề nóng của hội nghị. Đặc biệt là khi Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosaria lên tiếng cho rằng việc Trung Quốc đang “quân sự hóa“ Biển Đông và thay đổi nguyên trạng khu vực này là vi phạm quyền lợi của các quốc gia khác, đồng thời kêu gọi các nước ASEAN cần có sự quyết tâm cao hơn trong những tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Bài viết cũng nhận định khu vực Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược với ASEAN bởi sự phong phú các loại tài nguyên thiên nhiên, nguồn thủy sản và là tuyến huyết mạch của thương mại quốc tế.

'Cộng đồng ASEAN là dấu mốc lịch sử'

Tại Hội nghị ASEAN 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định đây là “dấu mốc lịch sử” của tiến trình liên kết ASEAN.

http://www.vietnamplus.vn/bien-dong-va-kinh-te-la-chu-de-quan-trong-nhat-cua-hoi-nghi-asean/320103.vnp

Theo Vietnam+

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm