Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biến chủng Delta chặn đứng sự phục hồi của kinh tế châu Á

Nền kinh tế châu Á đối mặt nguy cơ bị thế giới bỏ lại phía sau khi nhiều quốc gia buộc phải kéo dài giãn cách để chống biến chủng Delta, khiến sản xuất và xuất khẩu lao dốc.

Theo Wall Street Journal, báo cáo của IHS Markit cho biết các nền kinh tế Đông Nam Á - đặc biệt là Indonesia và Malaysia - chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi biến chủng Delta hoành hành. Hoạt động sản xuất ở các quốc gia này gặp rất nhiều khó khăn.

Malaysia yêu cầu các nhà máy sản xuất hàng không thiết yếu đóng cửa từ đầu tháng 6 sau khi phát hiện hàng loạt ổ dịch ở nhiều doanh nghiệp. Đại diện công ty may mặc Asia Brands ở Malaysia cho biết các nhà máy của hãng ngừng hoạt động suốt 2 tháng qua và không thể giao hàng cho khách nước ngoài.

"Khách hàng nước ngoài có thể sẽ chọn nhà cung cấp mới bên ngoài Malaysia. Sự bất ổn này đang ảnh hưởng quá nặng tới chúng tôi", ông Tan Thian Poh, chủ Asia Brands, than thở.

Ở Indonesia, nhà sản xuất hàng may mặc PT Pan Brothers được phép hoạt động với đầy đủ 31.000 công nhân, nhưng cũng gặp khó vì không thể nhập khẩu kịp thời nguyên liệu từ Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực.

Trong khi đó, tại Thái Lan, hàng loạt nhà máy của Toyota Motor phải đóng cửa vì số ca mắc Covid-19 tăng vọt. Các chuyên gia nhận định tình trạng này sẽ gây sức ép lớn lên chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy giá cước vận tải biển tăng vọt.

Hồi đầu năm, xuất khẩu tăng trưởng mạnh giúp nền kinh tế Trung Quốc nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, trong tháng 7, chỉ số quản lý thu mua - đo lường sức khỏe của nền kinh tế - giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020, cho thấy xuất khẩu lao dốc. Đến nay, biến chủng Delta đã xuất hiện ở 26 thành phố tại Trung Quốc.

Chau A gap kho khan trong phuc hoi nen kinh te anh 1

Diễn biến dịch bệnh phức tạp đang đe dọa nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là ngành sản xuất ở châu Á. Ảnh: Reuters.

Ngành xuất khẩu của Hàn Quốc tăng trưởng lần lượt 39,8% và 29,6% trong tháng 6 và tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhà phân tích Frederic Neumann của HSBC cảnh báo Hàn Quốc cũng sẽ đối mặt khó khăn tương tự Trung Quốc trong những tháng tới.

Các chuyên gia cũng cho rằng nếu biến chủng Delta tiếp tục lây lan nhanh trong khi tốc độ tiêm chủng không theo kịp, châu Á có thể hứng chịu những hậu quả kinh tế dài hạn.

Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khoảng 40% dân số ở các nền kinh tế phát triển đã tiêm đủ hai mũi vaccine. Tỷ lệ này ở các nền kinh tế mới nổi chỉ là 20%. Tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, tỷ lệ tiêm đủ hai mũi rất thấp, ví dụ Thái Lan chỉ 6%, Indonesia và Philippines 8%.

Nhà kinh tế Steven Cochrane của hãng Moody’s Analytics nhận định ngoài đẩy nhanh tiêm chủng vaccine, châu Á không có nhiều sự lựa chọn trong việc chống lại biến chủng Delta và sớm mở cửa nền kinh tế.

Trái ngược với tình cảnh ở châu Á, tốc độ tiêm chủng nhanh giúp phương Tây nhanh chóng phục hồi các hoạt động kinh tế. Với Mỹ, quốc gia đã tiêm chủng cho 49,6% dân số, sản lượng kinh tế tăng trở lại lên trên mức trước đại dịch trong quý II.

Trong khi đó, tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, các nhà máy cũng đạt sản lượng ở mức gần kỷ lục trong tháng 7. Doanh nghiệp tuyển dụng với tốc độ kỷ lục trong tháng 7.

Mỹ duy trì lệnh hạn chế nhập cảnh khi biến chủng Delta lan rộng

Mỹ sẽ duy trì lệnh hạn chế nhập cảnh với một loạt quốc gia, bao gồm các nước thuộc khối EU, Vương quốc Anh và Trung Quốc do sức lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta.

Giới đầu tư tiền mã hóa lo ngại về dự luật mới của Mỹ

Giá Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác đang tăng trở lại, nhưng giới đầu tư lo ngại nguy cơ mới từ dự luật của chính quyền Mỹ.

Linh Đỗ

Bạn có thể quan tâm