Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BIDV kiến nghị Chính phủ cho phép chia cổ tức để tăng vốn

HĐQT BIDV đã thông qua phương án tăng vốn bằng việc chia cổ tức và phát hành cổ phiếu để chào bán. Tuy nhiên, đến nay ngân hàng vẫn chưa nhận được phê duyệt của cơ quan quản lý.

Đây là một trong 3 kiến nghị được ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV đưa ra tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng đại diện giới doanh nhân Việt Nam.

Cụ thể, tại buổi làm việc, ông Lâm đã có kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ cho BIDV và các tổ chức tín dụng Nhà nước. Đặc biệt là thông qua phương án chi trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các nhà băng này.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, BIDV đã trình và được cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng, tương đương cao hơn 20,6% vốn điều lệ đến cuối năm 2020.

Sau đợt này, vốn điều lệ ngân hàng dự kiến tăng lên mức 48.524 tỷ đồng.

Trong đó, phương án này gồm phát hành tổng cộng 488,8 triệu cổ phiếu để chia trả cổ tức năm 2019-2020 với tổng tỷ lệ 12,2% (mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhân về 12,2 cổ phiếu mới). Thời gian thực hiện dự kiến diễn ra trong quý III-IV năm nay.

BIDV kien nghi cho phep chia co tuc de tang von anh 1

BIDV là ngân hàng quốc doanh duy nhất chưa nhận được phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ từ cơ quan quản lý. Ảnh: Quỳnh Trang.

Sau đợt tăng vốn này, BIDV sẽ phát hành tiếp 341,5 triệu cổ phiếu mới để chào bán công khai hoặc chào bán riêng lẻ, tương đương 8,5% vốn điều lệ thời điểm chào bán.

Thời gian thực hiện đợt tăng vốn lần 2 này sẽ điễn ra trong giai đoạn 2021-2022, sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Theo lãnh đạo nhà băng này, toàn bộ phần vốn tăng thêm dự kiến được sử dụng để bổ sung vốn kinh doanh, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn, tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông. Trước đó, BIDV cũng đã tăng vốn lên 40.220 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và ghi nhận khoản thặng dư vốn cổ phần 14.292 tỷ.

Tuy nhiên, phương án tăng vốn kể trên của BIDV đến nay vẫn chưa nhận được phê duyệt từ phía cơ quan quản lý. Trong khi đó, nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh như VietinBank, Vietcombank, Agribank đều đã được chấp thuận tăng vốn.

Ngoài kiến nghị kể trên, Tổng giám đốc BIDV cũng đề xuất Quốc hội, Chính phủ xem xét chỉnh sửa bổ sung Luật giao dịch điện tử năm 2005.

VỐN ĐIỀU LỆ MỘT SỐ NGÂN HÀNG ĐẾN CUỐI THÁNG 6/2021

NhãnBIDVVietinBankVietcombankTechcombankAgribankMBBankVPBank
Vốn điều lệ tỷ đồng 40220372343708935049342332798825300

Lý do cho đề xuất này là sau hơn 15 năm thực hiện, các quy định trong Luật giao dịch điện tử đã tồn tại một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung trong bối cảnh hiện nay. Trong đó, phạm vi điều chỉnh hiện không áp dụng với một số lĩnh vực như bất động sản. Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng khi triển khai sản phẩm số hoá, dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử...

Cuối cùng, ông Lê Ngọc Lâm kiến nghị sớm luật hoá Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, dự kiến hết hiệu lực vào tháng 8/2022.

Lãi suất cho vay đồng loạt giảm thêm

Ngoài 4 ngân hàng quốc doanh Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV, MBBank cũng dự kiến dành 1.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp từ nay đến cuối năm.

Hoàn cảnh trái ngược của Vietcombank, VietinBank với BIDV

Trong nhóm 3 ngân hàng quốc doanh niêm yết, duy nhất BIDV ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận quý II so với cùng kỳ, trong khi cả Vietcombank và VietinBank đều chịu đà suy giảm.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm