Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí thư TP.HCM đề nghị làm rõ lý do chỉ số kinh tế tăng trưởng thấp

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên đề nghị làm rõ những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, trực tiếp và sâu xa để đúc rút kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp khả thi và hiệu quả.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Ngô Tùng.

Sáng 4/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 20 với sự tham dự của 57/59 thành ủy viên. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ chủ trì hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhắc lại Hội nghị lần thứ 19 (diễn ra tháng 11/2022) đã dự báo tình hình năm 2023 sẽ tồn tại rất nhiều khó khăn hơn so với năm 2022. Và thực tế đã diễn ra như dự báo. Bối cảnh đó đã tác động trực tiếp sâu sắc nhiều mặt và ảnh hưởng đến kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) thành phố.

Theo ông Nên, các chỉ số về KT-XH quý I/2023 cho thấy khá rõ những nỗ lực, quyết tâm của các sở, ban ngành thành phố, tuy nhiên vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn, đặc biệt chưa thể kiềm chế, ngăn chặn đà giảm sút và chấp nhận mức tăng trưởng 0,7%.

Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết tại hội nghị sơ kết KT-XH quý I/2023 ngày 1/4 vừa qua, các chuyên gia, hiệp hội... đã đánh giá tình hình, tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp.

"Với tinh thần nghiêm túc, cầu thị, chúng ta cần đánh giá đúng mức những mặt khó khăn, hạn chế, yếu kém vì sao chưa làm được một số nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra như đầu tư công còn thấp hay vướng mắc trong tháo gỡ những vụ việc liên quan đến doanh nghiệp", ông Nguyễn Văn Nên bày tỏ và đề nghị làm rõ những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, nguyên nhân trực tiếp và sâu xa để đúc rút kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp khả thi và hiệu quả để thực hiện thời gian tới.

hoi nghi Ban chap hanh anh 1

Quang cảnh hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI lần thứ 20.

Cũng theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, đến giờ này, sau khi công bố những chỉ số thực hiện quý I/2023, thành phố đã đón nhận nhiều đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước với việc đề xuất những "toa thuốc" để khắc phục và vượt qua. Ông Nên cho rằng sự quan tâm đó của các chuyên gia, cộng đồng xã hội trước tình hình mức tăng trưởng thấp như thế là điều đó là để thành phố tự xem lại mình.

"Vấn đề quan trọng là chúng ta phải nhìn nhận đúng, chọn lựa và sử dụng nó như thế nào. Bác sĩ đã ra toa, quan trọng là người bệnh có uống đúng thuốc hay không, có thật sự muốn uống thuốc hay không. Hội nghị bàn sâu những điều đó để vượt qua", Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Trên tinh thần đó, ông Nên cho biết hội nghị diễn ra nhiều vấn đề lớn không chỉ về kinh tế mà còn quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Ông đề nghị hội nghị phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung dân chủ, bám sát tình hình thực tế, đề xuất những giải pháp sâu sắc, khả thi trong thời gian tới giúp cho sự lãnh đạo, điều hành hiệu quả hơn ngay trong quý II.

hoi nghi Ban chap hanh anh 2

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trao đổi tại hội nghị.

Báo cáo kế hoạch và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH quý I vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói mức tăng trưởng quý I đạt thấp chỉ 0,7% đã phản ánh kết quả không như mong muốn dù đã nỗ lực nhiều.

Đánh giá tình hình dựa trên những cập nhật từ hội nghị thường niên của Chính phủ với địa phương ngày 3/4, ông Mãi nhìn nhận TP.HCM có độ mở rất cao, độ nhạy cảm gần như đồng thời với thế giới, do đó thành phố chịu ảnh hưởng, tác động ngay các yếu tố tích cực lẫn tiêu cực.

Từ những tồn tại, hạn chế đã được làm rõ, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng cần đặc biệt khắc phục nguyên nhân chủ quan. Về nguyên nhân, ông Mãi nêu rõ TP.HCM là trung tâm kinh tế, dịch vụ và những lĩnh vực liên quan đều bị ảnh hưởng rất lớn. Ngành bất động sản đóng băng, tăng trưởng của ngành ngân hàng cũng chật vật. Trong khi đó, ngành du lịch chưa thể phục hồi được quy mô như trước dịch, sản xuất công nghiệp trên cả nước đều bị ảnh hưởng và TP.HCM cũng không ngoại lệ.

Nhìn nhận rõ những nguyên nhân trên, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng thành phố phải quay lại những trụ cột tăng trưởng là đầu tư (đầu tư công và đầu tư xã hội), đồng thời khai thác nhiều hơn nguồn lực thị trường hơn 10 triệu dân của thành phố, tập trung một số thị trường xuất khẩu trọng tâm, đẩy mạnh giải quyết khó khăn của người dân và doanh nghiệp để kích đầu tư nội địa và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dự báo tình hình quý II vẫn còn tiếp tục khó khăn, phức tạp, ông Mãi đánh giá lượng người mất việc, giảm việc sẽ nhiều hơn, những tác động phức tạp cũng nhiều hơn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. "Do đó chúng ta sẽ phải tập trung những điều mình 'có trong tay', phải đi đầu trong đầu tư công, đẩy mạnh xuất khẩu, xúc tiến thương mại. Xác định những động lực tăng trưởng và thúc đẩy trong thời gian tới", ông Mãi nêu rõ.

Chuyện kể từ Sài Gòn gồm 65 tản văn viết về những địa danh hoặc công trình kiến trúc của Sài Gòn mà phần lớn không còn nữa và những đồ vật hôm nay đã biến mất hoặc rất hiếm thấy.

Loanh quanh Sài Gòn là cuốn sách đọc nhẹ nhàng mà chứa đựng nhiều thông tin thú vị, độc giả được ngược dòng thời gian về với miền ký ức qua những câu chuyện độc đáo, có điểm nhấn riêng.

Ông Phan Văn Mãi: Dư luận đặt câu hỏi TP.HCM đang gặp vấn đề gì?

Trước bức tranh kinh tế ảm đạm hơn dự báo, Chủ tịch Phan Văn Mãi đề nghị tất cả sở, ngành, địa phương tập trung suy nghĩ, nghiêm túc hành động để thoát khỏi tình trạng hiện tại.

Bí thư Nên: Khó khăn của TP.HCM như một cơn bạo bệnh

Bí thư Nguyễn Văn Nên nhìn nhận mức tăng trưởng kinh tế 0,7% trong quý I của TP.HCM cho thấy sự vực dậy gượng gạo và tình hình xấu hơn dự đoán trước đó của địa phương.

Ky nhieu hop dong, tong hon 286 trieu USD tai trien lam quoc phong hinh anh

Ký nhiều hợp đồng, tổng hơn 286 triệu USD tại triển lãm quốc phòng

0

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Các đơn vị ký kết 17 thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ.

https://tienphong.vn/bi-thu-tphcm-de-nghi-lam-ro-nguyen-nhan-khien-chi-so-kinh-te-tang-truong-thap-post1523136.tpo

Ngô Tùng/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm