Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

ĐẠI HỘI ĐẢNG XIII

Bí thư Nhân: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM giảm so với cả nước

Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, một lý do khách quan ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của thành phố là ngân sách để lại ngày càng giảm, từ 33% nay còn 18%.

Sáng 7/7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị lần 42 Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa X.

Hội nghị dự kiến diễn ra trong 2 ngày. Các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về kết quả 5 năm (2015-2020) thực hiện 7 chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X và tổng kết tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - ngân sách 5 năm (2015-2020) cùng phương hướng, giải pháp phát triển trong 5 năm tới.

Chưa chương trình nào đạt 100% mục tiêu

"Chúng ta đã có báo cáo cụ thể về việc thực hiện 7 chương trình đột phá. 7 chương trình đều được triển khai bằng nhiều biện pháp, đạt nhiều kết quả quan trọng nhưng không chương trình nào đạt 100% mục tiêu đề ra", Bí thư Nhân phát biểu khai mạc hội nghị.

Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM thông tin thêm 7 chương trình đột phá của TP.HCM được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, việc không đạt 100% mục tiêu ban đầu không đồng nghĩa với tất cả chương trình này đều không đạt yêu cầu.

Về lĩnh vực giảm ngập nước, Bí thư Nhân nhận định nguy cơ ngập của thành phố ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu, sụt lún, mưa nhiều. Tuy nhiên, qua thực tiễn ghi nhận, tình hình ngập nước của thành phố ngày càng giảm, các điểm ngập đã được xử lý tốt hơn.

Ket qua 7 chuong trinh dot pha anh 1

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: Quang Huy.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đánh giá tình hình giảm ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải của thành phố đã có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ người dân thành phố được dùng nước sạch đã đạt 100%, tỷ lệ thất thoát nước sạch ngày càng giảm.

Trong 5 năm qua, TP.HCM triển khai nhiều dự án giao thông lớn như dự án đường sắt đô thị, đường cao tốc. Những dự án này là tiền đề để phục vụ cho phát triển hạ tầng nhiệm kỳ tới và góp phần làm giảm vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn.

"Qua thảo luận, chúng ta cần làm rõ mặt nào còn hạn chế thì chỉ ra, mặt nào làm được thì khẳng định. Từ đó, chúng ta trả lời câu hỏi chất lượng cuộc sống của người dân thành phố tăng hay giảm", ông Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu.

Tốc độ tăng trưởng chậm lại

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các đại biểu phân tích tình hình kinh tế, ngân sách của thành phố giai đoạn 2016-2019. Do đặc thù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tình hình kinh tế năm 2020 của thành phố sẽ được thảo luận chuyên sâu trong phiên họp khác.

"Chúng ta cần thảo luận sâu, làm rõ vai trò đầu tàu kinh tế của TP.HCM so với cả nước. Vai trò đó không đến tự nhiên và mỗi giai đoạn đều cần sự nỗ lực", Bí thư TP.HCM nhấn mạnh.

Phân tích rõ hơn, Bí thư Nhân thông tin trong giai đoạn 1996-2000, quy mô kinh tế của TP.HCM chỉ chiếm 17% tổng quy mô cả nước, giai đoạn 2001-2010 là 20%, đến nay là hơn 25%. Năng suất lao động bình quân của thành phố cũng cao gấp 2,7 lần bình quân cả nước.

Ket qua 7 chuong trinh dot pha anh 2

Ngân sách để lại cho thành phố thấp ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế. Ảnh: Quỳnh Danh.

Vị thế đầu tàu còn thể hiện qua việc tỷ lệ đóng góp cho ngân sách cả nước của TP.HCM ngày càng tăng và dẫn đầu với 27,5%. Ngoài ra, vốn đầu tư nội địa và quốc tế cho TP.HCM tăng lên từng ngày.

Về mặt hạn chế, Bí thư Nhân cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM so với cả nước ngày càng giảm. Cụ thể, giai đoạn 2001-2010, TP.HCM có tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp 1,6 lần cả nước, đến giai đoạn 2010-2019 chỉ còn 1,2 lần.

Ông Nhân đề nghị hội nghị làm rõ vì sao tỷ trọng TP.HCM đóng góp cho cả nước tăng nhưng tăng trưởng kinh tế lại giảm so với cả nước.

"Một lý do khách quan ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của thành phố là ngân sách để lại ngày càng giảm. Trong 20 năm, TP.HCM giảm từ 33% xuống còn 18%, Hà Nội tăng từ 30% lên 35%", Bí thư Nhân so sánh.

Về mặt chủ quan Bí thư TP.HCM nhận định trong thời gian đầu nhiệm kỳ, chính quyền thành phố chưa chú trọng, quan tâm đến việc tạo liên kết, giao lưu với các tỉnh, thành, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống, sản xuất chưa phát huy hết tiềm năng. Bí thư Nhân cũng đánh giá việc áp dụng hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) của TP.HCM chưa có nhiều đột phá.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM là đất dành cho công nghiệp, dịch vụ còn thấp (chiếm 5% quỹ đất toàn thành phố). Ngành nông nghiệp chỉ đóng góp chưa đến 1% tổng sản phẩm nhưng có quỹ đất lớn.

"Hết nhiệm kỳ 5 năm, diện tích khu công nghiệp, khu chế xuất không hề tăng. Nếu chúng ta làm tốt hơn, dành quỹ đất tốt hơn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư lớn hơn", Bí thư Nhân đánh giá.

Bí thư Nhân cũng đề nghị các đại biểu thảo luận về ý kiến cho rằng trong nhiệm kỳ, số đảng viên được phát triển từ đoàn viên Đoàn Thanh niên đang giảm so với nhiệm kỳ trước. Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM đề nghị làm rõ xu thế này có liên quan đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội hay không.

Khi nào TP.HCM hết cảnh mưa là ngập?

Khu vực trung tâm TP.HCM cơ bản hết ngập sau khi các dự án chống ngập hoàn thành. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề về đầu tư hạ tầng và vấn nạn lấn chiếm kênh, rạch cần xử lý.

Tieu su ong Nguyen Tan Cuong hinh anh

Tiểu sử ông Nguyễn Tân Cương

0

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương sinh năm 1966, quê ở thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Tổng Tham mưu trưởng, tướng Cương đã kinh qua nhiều chức vụ.

Quang Huy

Bạn có thể quan tâm