Sina mới đây có bài viết tiết lộ các cảnh hậu trường phim truyền hình. Trong đó bật mí cách đạo diễn quay các cảnh hành động, cưỡi ngựa khiến khán giả bất ngờ. |
Theo Sina, cảnh tắm trong phim có thể được thực hiện dưới nước, nhưng vì để tạo hiệu ứng đẹp như khói bay lên khi nhân vật vận nội công, nhà sản xuất sử dụng công nghệ phun khói. Bồn tắm cũng không rộng rãi mà chỉ là một bình thủy tinh nhỏ để tiết kiệm nước, hoa. Trong ảnh trên là cảnh tắm gây tranh cãi của Viên San San trong Cung tỏa liên thành. |
"Thần tiên tỷ tỷ" Lưu Diệc Phi có cảnh múa kiếm hoặc quạt tuyệt đẹp trong phim cổ trang Mộng hoa lục. Khả năng vũ đạo bổ trợ nhiều cho diễn xuất của Lưu Diệc Phi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đá chân cao như cô, do đó, đạo diễn sử dụng chân giả để thực hiện động tác võ thuật. |
Không chỉ trong các cảnh cần dùng chân, tay giả cũng được sử dụng nhiều trong khi quay để tiết kiệm thời gian. Trong phim, nữ diễn viên hắc hóa, tay cô biến đổi, đạo diễn đã sử dụng tay của nhân viên hậu kỳ được trang điểm từ trước để cảnh quay diễn ra nhanh gọn. |
Trong phim Những rắc rối khi khởi nghiệp, cảnh Lâm Tâm Như đạp xe như bay trên đường thực chất có sự hỗ trợ của máy móc. Nữ diễn viên không cần mất sức đạp xe mà chỉ cần tập trung diễn xuất. Xe đạp của cô được chiếc bán tải phía trước chở quay phim kéo đi. |
Tương tự, trong cảnh truy đuổi trong phim Tam sinh tam thế, Địch Lệ Nhiệt Ba cũng ngồi trên máy được thiết kế riêng. Hậu kỳ được tiết lộ khiến khán giả không khỏi bất ngờ và khen ngợi đoàn phim sáng tạo. Trước đó, các cảnh quay khinh công thường sử dụng dây để kéo diễn viên bay qua bay lại. |
Tuy nhiên, theo Sina, những cảnh quay này đòi hỏi người diễn viên phải diễn tự nhiên, hậu kỳ xử lý cảnh tốt, nếu không dễ dẫn đến sạn phim. Hiện tại, nhiều dự án phim truyền hình Trung Quốc để lộ phông nền xanh hoặc lỗi logic như tỷ lệ người và cảnh vật không chân thực. |
Ngoài ra, theo Sina, chi phí dành cho sản xuất phim và thời lượng ghi hình cũng ngày càng ít. Do đó, đội ngũ sản xuất phải nghĩ ra nhiều cách để cảnh quay diễn ra nhanh chóng. Trong đó, việc loại bỏ các diễn viên thú là điều dễ hiểu. Hiện tại, nhiều dự án hạn chế cảnh cưỡi ngựa mà sử dụng công cụ kéo hoặc để nghệ sĩ diễn "chay". |
Bên cạnh đó, nhiều đoàn phim sử dụng ngựa giả những dễ bị khán giả nhận ra. Trong phim Gia Nam truyện do Cúc Tịnh Y đóng chính, ngựa giả với đôi mắt vô hồn lọt vào ống kính. |
Không sử dụng ngựa thật sẽ giúp các diễn viên an toàn hơn trong quá trình quay phim. Nhưng để lại tiếc nuối cho khán giả. Những cảnh diễn viên cưỡi ngựa thật thể hiện sự phóng khoáng cho nhân vật, đó cũng là những cảnh quay có góc máy rộng, thu vào khung cảnh đẹp phía sau. |
Tại hậu trường phim, ê-kíp sản xuất thậm chí còn nghĩ ra các cách khác nhau để thể hiện sự chuyển động của phương tiện di chuyển. Nếu đoàn phim có tiền thì dùng phông nền xanh sau đó ghép cảnh, tiết kiệm hơn, họ chỉ cần một nhân viên đứng ngoài để vẫy cành cây. |
Hậu trường phim truyền hình Trung Quốc tiết lộ muôn vàn cách quay khiến khán giả bất ngờ. Ảnh phải là cảnh tài tử Trương Duệ hoàn thành cảnh phi ngựa nhờ sự phối hợp của 4 nhân viên hậu đài. Trang QQ châm biếm: “Có phải vì Trung Quốc thừa nhân lực nên các đạo diễn nghĩ ra nhiều ý tưởng kỳ lạ?”. |
Tủ sách Điện ảnh - Truyền hình giới thiệu những cuốn sách hay và mới nhất về nền công nghiệp điện ảnh, công nghệ truyền hình của Việt Nam cũng như thế giới. Ngoài ra, tủ sách còn giới thiệu các tác phẩm đáng đọc về các bộ phim, diễn viên, MC... nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.