Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí quyết chăm sóc răng nhạy cảm

Tình trạng phổ biến răng ê buốt khó chịu còn gọi là răng nhạy cảm. Khi đó mọi sinh hoạt hằng ngày từ ăn uống, vệ sinh răng đều khiến bạn thấy đau nhói hoặc ê buốt.

Răng nhạy cảm do một số nguyên nhân như sâu răng, răng bị nứt, sự mòn của men răng hay của miếng trám, lộ chân răng, đánh răng mạnh, tụt nướu chân răng hay bệnh nha chu viêm.

Răng nhạy cảm đôi khi ảnh phiền toái.
Răng nhạy cảm gây nhiều phiền toái.

Các biểu hiện của răng nhạy cảm

Răng được bao phủ bởi men răng, vật liệu cứng chắc nhất của cơ thể, bên dưới lớp men là ngà răng. Ngà răng mềm hơn, chứa rất nhiều các siêu vi ống có chứa dịch lỏng. Khi lớp men răng bên ngoài bị bào mòn, các tác nhân nóng, lạnh, có tính axit hoặc tính dính hoặc thậm chí thở miệng sẽ là các kích thích đối với răng; các chất dịch trong ngà răng sẽ truyền kích thích đến tác động các tế bào thần kinh trong răng gây ê buốt khó chịu.

Ngà răng và các vi ống truyền cảm giác.
Ngà răng và các vi ống truyền cảm giác.

Vệ sinh răng miệng đúng cách là một bước quan trọng ngăn ngừa răng nhạy cảm, đồng thời đẩy lùi cả sâu răng và nha chu. Ngược lại đánh răng không đúng hoặc chải quá mạnh, bạn có thể làm tổn thương nướu răng và gây lộ chân răng.

Viêm nha chu cũng là một nguyên nhân khiến răng nhạy cảm bởi bệnh gây ra sự phá hủy xương và các cấu trúc nâng đỡ của răng, làm bộc lộ bề mặt chân răng. Khám răng định kỳ rất quan trọng giúp phát hiện và điều trị kịp thời sâu răng, bệnh nha chu và các bệnh lý khác về răng miệng ở giai đoạn sớm.

Cách điều trị

Răng nhạy cảm có thể điều trị được. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thử kem đánh răng giảm ê buốt, giúp chặn sự truyền cảm giác từ bề mặt răng đến các dây thần kinh. Tuy nhiên không tự mình mua kem đánh răng giảm ê buốt, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi mua một sản phẩm an toàn cho mình.

Nếu kem đánh răng giảm ê buốt vẫn không giảm sự khó chịu của bạn, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị tại phòng nha. Có nhiều phương thức can thiệp từ đơn giản đến phức tạp: gel fluor (gel chống ê buốt) được bôi lên vùng răng nhạy cảm; hoặc trám răng; hoặc bọc mão toàn phần hay bán phần; hoặc bôi keo lên vùng răng bị nứt hay sâu răng. Tùy nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương thức điều trị cụ thể.

Tìm đến bác sĩ nếu như cảm thấy không thể giải quyết răng nhạy cảm.
Tìm đến bác sĩ nếu như cảm thấy không thể giải quyết răng nhạy cảm.
Cuối cùng, nếu như các biện pháp vẫn không đem lại hiệu quả, răng vẫn ê buốt dai dẳng thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội nha, phá bỏ phần tủy răng để bạn không còn cảm giác đau nữa.

Tất nhiên, cách đơn giản nhất để không bị bệnh lý về răng miệng cũng như chi phí điều trị đắt đỏ chính là vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày. Đánh răng để bảo vệ răng chứ không phải đánh răng để bào mòn răng.

Liên hệ:

Công ty TNHH Nha Khoa Thẩm Mỹ AVA

Địa chỉ duy nhất: 31 Trần Khắc Chân, P.Tân Định, Q.1, TP.HCM

Hotline: (08) 6288.7777 - 22.297.297

BS. Phạm Việt Hùng : 09.1615.7777

Email: info@benhvienthammy.com.vn

Website: http://benhvienthammy.com.vn

Công ty TNHH nha khoa thẩm mỹ Việt Hưng

Địa chỉ: 17-19 Lê Văn Việt - P.Hiệp Phú - Q9 - TP.HCM

Hotline: 08.6279 1111- 08.6672 1111 - 093326 1111

Website: http://nhakhoaviethung.vn

Nha khoa Nét Việt - Phú Nhuận

Địa chỉ: 152 - Đặng Văn Ngữ - Q.Phú Nhuận - TP.HCM (Gần nhà thờ Ba Chuông)

ĐT: 08.2211 5555 - 2211 4848 - 2211 4949

Hotline: 0902 115 115

Website:http://www.nhakhoanetviet.com/

Tư liệu: Nha khoa AVA

Cham soc rang sau dieu tri noi nha hinh anh

Chăm sóc răng sau điều trị nội nha

0

Điều trị nội nha (chữa tủy) là một can thiệp sâu trong điều trị răng hàm mặt. Do đó, nếu bạn hay người thân là bệnh nhân, cần có những chú ý nhất định sau điều trị.

Bạn có thể quan tâm