Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí mật 'vương quốc thuốc phiện' tại Tam giác vàng

Tam giác Vàng là khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới 3 nước Lào, Thái Lan, Myanmar. Nơi đây từng nổi tiếng là địa điểm sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới và gắn liền với trùm ma túy Khun Sa.

Bí mật 'vương quốc thuốc phiện' tại Tam giác vàng

Tam giác Vàng là khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới 3 nước Lào, Thái Lan, Myanmar. Nơi đây từng nổi tiếng là địa điểm sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới và gắn liền với trùm ma túy Khun Sa.

Ngã ba sông huyền thoại, hợp lưu của sông Mêkông và Mea Sai. Doi đất hình tam giác là khởi nguồn của tên gọi nổi tiếng Tam giác vàng. Ảnh Lao Động.

Tam giác vàng có diện tích khoảng 350.000 km2. Do đặc điểm địa hình phức tạp của khu vực biên giới với độ cao trên 1.000m, nằm xa các trung tâm hành chính, việc kiểm soát của Chính phủ các nước đối với khu vực này hạn chế nên rất thích hợp cho việc trồng loại cây thuốc phiện chết người, cây anh túc.

Những năm 1970 - 1990, diện tích trồng cây thuốc phiện lên đến 160.000 ha với số lượng thuốc phiện mỗi vụ đã qua sơ chế là 2.560 tấn, bằng 3/4 số lượng thuốc phiện thế giới. Đến nay, diện tích trồng trên đất Lào, Thái Lan giảm, còn không đáng kể. Trên đất Myanmar, diện tích cũng giảm nhiều nhưng do rừng sâu, núi thẳm, vô cùng hiểm trở, nơi sinh sống của nhiều bộ tộc người Wa, Shan, Mông… mặc dù Chính phủ Myanmar đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa kiểm soát cơ bản việc trồng và chế biến thuốc phiện. 

Binh lính Myanmar trong một cuộc hành quân triệt phá các cánh đồng trồng cây á phiện ở bang Shan.

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, diện tích trồng cây anh túc ở vùng Tam giác vàng cao nhất là vào năm 1998 với 130.000 ha, đến năm 2006 thì giảm xuống còn 20.000 ha. Thế nhưng, anh túc lại bùng phát trở lại trong mấy năm nay khi diện tích trồng loại cây này tăng gấp đôi vào năm 2010 và chỉ 2 năm sau đã lên đến 50.000 ha, chiếm 29% diện tích trồng anh túc của thế giới. Trên 90% diện tích trồng cây anh túc ở khu vực Tam giác vàng được xác định ở bang Shan, miền Đông Myanmar, tiếp giáp Thái Lan và Lào.

Từ đây, nhựa cây anh túc được chuyển đến bang Kachin, gần Trung Quốc và Ấn Độ, để chế biến thành đủ loại ma túy khác nhau và tung ra thị trường. Cũng theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, 610 tấn trong tổng số 638 tấn heroin của Tam giác vàng năm 2011 có nguồn gốc từ Myanmar (25 tấn từ Lào, 3 tấn từ Thái Lan). Một năm sau, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 690/735 tấn heroin, trị giá khoảng 16,3 tỷ USD tức hơn 1/3 GDP của Myanmar.

Ma túy nóng trở lại ở Tam giác vàng

Hồi tháng 3, hoạt động sản xuất và buôn lậu thuốc phiện - nguyên liệu điều chế heroin và ma túy tổng hợp methamphetamine đang rộ lên khắp vùng biên giới của Myanmar với sản lượng mà Liên Hiệp Quốc và cảnh sát các nước láng giềng phải báo động là cao nhất từ trước tới nay.

Hiện nay chính quyền của Tổng thống Myanmar Thein Sein vẫn đang rất vất vả trong cuộc chiến tranh chống ma túy. Hoạt động sản xuất và buôn lậu ma túy diễn ra tập trung ở vùng nghèo khổ xa xôi hẻo lánh, nơi chính quyền khó kiểm soát.

Hình ảnh trong Bảo tàng thuốc phiện tại Tam giác vàng.

Mới đây hãng tin AP có cơ hội xâm nhập vào tâm điểm sản xuất ma túy của Myanmar nằm trong vùng rừng núi rộng bao la ở bang Shan (Đông Bắc Myanmar). Cả khu vực hiểm trở này đầy những phòng điều chế ma túy tổng hợp dã chiến và những ngôi làng nghèo khổ nhỏ bé với nguồn sống duy nhất là trồng cây anh túc.

Theo Cơ quan Liên Hiệp Quốc về ma túy và tội phạm (UNODC), sản lượng cây anh túc ở Myanmar đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2006. Riêng năm 2012, nước này đã sản xuất ước khoảng 690 tấn á phiện (tăng 17% so với năm trước).

đỗ quyên (th)

Theo Infonet

đỗ quyên (th)

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm