Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí mật thị trường buôn lậu thịt 'bẩn' ở Trung Quốc

Hải quan Trung Quốc cho biết, hàng trăm nghìn tấn thịt tiêu thụ ở thị trường nước này mỗi năm là các sản phẩm không rõ nguồn gốc, được tuồn vào qua đường buôn lậu.

Một người xếp thịt bò đông lạnh từ Mỹ vào các túi vải lớn rồi lén mang từ Hong Kong sang Trung Quốc đại lục ngày 13/7. Ảnh: Reuters
Một người xếp thịt bò đông lạnh từ Mỹ vào các túi vải lớn rồi lén mang từ Hong Kong sang Trung Quốc đại lục ngày 13/7. Ảnh: Reuters

Đêm 1/6, đội an toàn thực phẩm Trung Quốc bất ngờ bao vây một đường dây buôn lậu quy mô lớn ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Họ phát hiện bên trong xe tải là 20 tấn thịt có nguồn gốc từ Ấn Độ.

"Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc ngay khi chúng tôi mở hộp. Có lẽ họ không kịp để thịt vào thùng bảo quản lạnh", một quan chức tỉnh Hồ Nam nói với Reuters.

Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn áp đặt những rào cản nhập khẩu thịt nghiêm ngặt từ nhiều năm qua. Chính phủ viện dẫn các lý do về an toàn thực phẩm, như dịch bò điên, để cấm các doanh nghiệp nội địa nhập thịt bò từ những nhà sản xuất lớn từ Mỹ và Ấn Độ.

Nguồn cung thắt chặt nhưng nhu cầu không suy giảm tạo cơ hội cho những kẻ buôn lậu. Hồi tháng 3, Washington cho biết họ phát hiện "một lượng rất lớn" thịt bò từ Mỹ đang tuồn vào Trung Quốc.

Tiết lộ nguồn gốc khối thịt 40 năm ở Trung Quốc

Một tờ báo Trung Quốc cho biết, số thịt đông lạnh hơn 40 năm tuồn vào nước này có xuất xứ từ Mỹ.

Những đường dây nhập lậu

Giữa những ngày oi ả của tháng 7, khoảng 40 người tại các nhà kho ở quận Sheung Shui, Hong Kong, gần biên giới với Trung Quốc, đang nhanh tay đóng gói và vận chuyển thịt bò Brasil đông lạnh. Số thịt này nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của người dân đại lục.

Các hộp thịt dán nhãn Bol Brasil hoặc Cargill trong khi đại diện công ty Bol Brasil nói với Reuters rằng, họ không hay biết về hoạt động buôn lậu ở Trung Quốc. Còn người phát ngôn công ty Cargill nói, công ty chỉ giao dịch với những nhà phân phối uy tín tại Hong Kong. "Khi phía đối tác đã nhận các lô hàng, chúng tôi không thể kiểm soát những hoạt động sau đó của họ", ông nói.

Khi chính quyền thắt chặt kiểm soát, những tay buôn lậu không còn sử dụng các xe tải lạnh để chở thịt. "Người ta khiêng thịt trong những hộp nhỏ, giống như đàn kiến chuyển nhà", một quan chức hải quan ở thành phố Trường Sa nói với Reuters.

Dòng người chuyển thịt từ Hong Kong vào đại lục trái phép. Ảnh: Reuters
Dòng người chuyển thịt từ Hong Kong vào đại lục trái phép. Ảnh: Reuters

Alan Wong, một tay buôn lậu thịt từ Hong Kong, cho biết: "Trước đây, chúng tôi sử dụng xe tải để chở hàng. Đó là thịt bò chất lượng cao nhập từ Nhật Bản, New Zealand và có thể từ Mỹ". Hiện nay, số thịt mà công nhân vận chuyển hàng ngày bằng đường bộ là thịt chất lượng kém hơn, thậm chí là thịt "bẩn" hoặc đã quá hạn sử dụng.

"Hoạt động buôn lậu diễn ra ngày càng phức tạp. Nhiều xe chở thịt đậu ở biên giới nhưng không thể nhập cảnh. Do vậy, họ đưa khối thịt xuống, chia nhỏ nó ra và thuê người đưa vào đại lục thông qua nhiều con đường", một chuyên gia thực phẩm ở Thượng Hải nói.

Khó ngăn chặn triệt để

Cảnh sát Trung Quốc thiêu hủy những tấn thịt nhập lậu quá hạng sử dụng. Ảnh: Reuters
Cảnh sát Trung Quốc thiêu hủy những tấn thịt nhập lậu quá hạng sử dụng. Ảnh: Reuters
Các vụ triệt phá những đường dây buôn lậu thịt xuất hiện ngày càng nhiều trên phương tiện truyền thông ở Trung Quốc. Hồi tháng 6, báo chí nước này đồng loạt đưa tin, nhà điều tra tịch thu khoảng 100.000 tấn thịt đông lạnh "xác thối" với thời gian quá hạn sử dụng đến 40 năm.

Sau khi vào đại lục, các lái buôn sẽ vận chuyển thịt đến những thị trường ở phía nam, bảo quản đông lạnh rồi bán cho các siêu thị hoặc khu chợ tại các vùng nông thôn. Cơ quan hải quan ở thành phố Trường Sa tính toán rằng, khoảng 240.000 tấn thịt bày bán ở đại lục hàng năm là sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Những công ty nhập khẩu thực phẩm bức xúc vì các tổ chức buôn lậu. Họ cho biết, thịt bán ở thị trường "chợ đen" có giá rẻ hơn từ 30% đến 60% so với những sản phẩm nhập khẩu chính thức. Nguyên nhân chênh lệch do thuế nhập khẩu cao.

Cảnh Trung Quốc tiêu hủy hàng trăm tấn thịt đông lạnh 40 năm

Cảnh sát quận Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tiến hành tiêu hủy 670 tấn thịt đông lạnh nhập lậu, gồm những tảng thịt được sản xuất từ 40 năm trước đang tan băng.

Trung Quốc thu giữ 33 tấn đu đủ trữ đông nửa thập niên

Một công ty thực phẩm tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã bị phạt 1,4 triệu Nhân dân tệ (khoảng 225 USD) vì cất giữ 32,86 tấn sản phẩm đu đủ hết hạn.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm